Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu số và phần mềm tích hợp kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


Cơ quan chủ trì
Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN
Chủ nhiệm
ThS. Hoàng Ngọc Châu
Cán bộ tham gia
Hoàng Ngọc Châu, NGuyễn Đình LÊ Trung, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Văn Vượng, Trần Thị Phương Lan,NGuyễn Thị Thanh Huyễn, NGuyễn Thị Thanh Mai
Mục tiêu

 - Xây dựng cơ sở dữ liệu số về kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

          - Thiết kế và xây dựng phần mềm tích hợp kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh Phú Thọ nhằm thực hiện kết nối, khai thác, chia sẻ và ứng dụng thông tin hoạt động nghiên cứu và triển khai với các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

          - Đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ của Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN nhằm phát huy vai trò của thông tin KH&CN phục vụ quản lý, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của tỉnh.


Kết quả thực hiện

  

        1. Điều tra, đánh giá thực trạng thông tin kết quả hoạt động nghiên cứu và triển khai của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

          Hiện nay ở các đơn vị số lượng máy tính trên cán bộ trực tiếp thực hiện chuyên môn nghiệp vụ là 1 máy/1 cán bộ, do đó việc triển khai và xử lý công việc trên máy tính đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên vẫn còn một số máy tính có cấu hình thấp cần nâng cấp và bổ sung để đáp ứng yêu cầu công việc. Hệ thống mạng LAN và Internet có dây và không dây đều được triển khai tại các đơn vị, hoạt động 24/24 đáp ứng được nhu cầu chia sẽ dữ liệu qua mạng. Tốc độ đường truyền Internet cao đáp ứng nhu cầu tra cứu, trao đổi thông tin qua mạng.

          Các máy tính đa số cài đặt hệ điều hành Windows XP, Windows 7; bộ công cụ soạn thảo Microsoft Office 2003, Microsoft Office 2007; bộ gõ tiếng việt Unikey; phần mềm diệt virus và một số phần mềm tiện ích như doPdf (chuyển file Word sang file Pdf), Nero (ghi đĩa),…

          Hầu hết các cán bộ tại các đơn vị đều sử dụng thành thạo tin học văn phòng như Word, Excel, PowerPoint, Unikey và một số phần mềm văn phòng thông dụng khác.

          Qua số liệu điều tra tại 09 tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh có thể nhận xét một số vấn đề sau: Quản lý, cập nhật, lưu trữ, tra cứu tài liệu điện tử là một công việc khó khăn ở hấu hết các đơn vị; Hầu hết các đơn vị đều có bộ CSDL số về KHCN; Hầu hết ở các đơn vị, cán bộ đều có nhu cầu tra cứu thông tin; Một số đơn vị vẫn chưa sử dụng phần mềm thư viện điện tử để quản lý tài liệu; Hầu hết các đơn vị đều thấy thư viện điện tử là hữu ích với công việc, hỗ trợ công việc chuyên môn của cán bộ hiệu quả hơn. 

2. Nghiên cứu xây dựng CSDL số và thiết kế phần mềm tích hợp

Sau khi nghiên cứu, đánh giá, so sánh các nội dung nghiên cứu cũng như xem xét lý thuyết và tình hình thực tế sử dụng và xu hướng chung, đề tài đã lựa chọn công nghệ dưới đây là hiện đại, bảo mật cao phù hợp với phần mềm CSDL số về KHCN tỉnh Phú Thọ:

          + Hệ điều hành cho máy chủ: MS Windows Server 2008

          + Hệ quản trị CSDL: Oracle

          + Ngôn ngữ lập trình: C#

          Nghiên cứu mô hình triển khai một chương trình quản lý dựa trên nền của một hệ thống quản trị CSDL (mô hình ứng dụng độc lập, mô hình khách - chủ, nền ứng dụng winform,…). Hệ thống là một ứng dụng nền winform được xây dựng trên mô hình khách – chủ.

- Tiêu chuẩn cho một hệ thống phần mềm quản lý là  ISO 9126 là tiêu chuẩn quốc tế đánh giá phần mềm. Tiêu chuẩn này được giám sát bởi dự án SquaRE, ISO 25000:2005 dựa trên các khái niệm chung tương đương nhau.

- Hệ thống máy chủ, mạng kết nối chủ - khách

Trong mô hình khách - chủ, ngoài hệ thống mạng máy tính phải có còn đòi hỏi việc tổ chức các xử lý bên dưới sao cho hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu từ các máy trạm phải được máy chủ phúc đáp một cách nhanh chóng không làm tắc nghẽn hệ thống.

 Khi thiết kế các ứng dụng theo mô hình khách - chủ, người ta chia các xử lý làm 2 nhánh: Nhánh máy trạm và nhánh máy chủ.

- Nghiên cứu vấn đề an ninh, bảo mật cho máy chủ, cơ chế mã hóa mật khẩu đảm bảo an toàn đăng nhập hệ thống:

          + Loại bỏ tất cả các phần mềm không sử dụng

+ Vô hiệu hóa tất cả các dịch vụ và module không cần thiết

+ Thiết lập chính sách phù hợp cho người dùng và các nhóm

+ Thiết lập quyền truy cập/hạn chế truy cập vào các tập tin và thư mục nhật định

+ Vô hiệu hóa việc duyệt thư mục trực tiếp

+ Thu thập các tập tin ghi nhận hoạt động, thường xuyên kiểm tra các hoạt động đáng ngờ

+ Sử dụng mã hóa và các giao thức an toàn

- Nghiên cứu mô hình xây dựng phần mềm dựa trên chuẩn thiết kế ứng dụng theo mô hình 3 lớp. Tách biệt phần giao diện, nghiệp vụ và CSDL. Mô hình này giúp giảm thiểu lỗi trong quá trình phát triển và tạo cơ chế mở tiện dụng cho việc mở rộng hệ thống sau này.

- Nghiên cứu cơ chế bảo mật: Nghiên cứu áp dụng cơ chế bảo mật mật khẩu mã hóa đảm bảo an toàn tối đa cho việc lưu trữ mật khẩu người sử dụng.

3. Đào tạo cán bộ sử dụng, vận hành thử nghiệm, đánh giá kết quả CSDL số và phần mềm tích hợp

Đề tài đã tổ chức được 4 lớp tập huấn cho 120 cán bộ tham gia. Nội dung tập huấn về kỹ năng sử dụng phần mềm, quản lý phần mềm, vận hành và sử dụng phần mềm. Trong quá trình đào tạo, tập huấn các cán bộ tham gia đã góp ý để cơ quan phối hợp chỉnh sửa các lỗi phát sinh, bổ sung một số chức năng cho phần mềm, hoàn thiện phần mềm sát với thực tế sử dụng và quản lý CSDL số về KHCN trên địa bàn tỉnh.

Sau khi đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia đã nắm chắc được các bước truy cập, cập nhật, tra cứu, thống kê báo cáo trên phần mềm. Cán bộ quản trị nắm bắt được kỹ năng bảo mật, xử lý sự cố, quản trị, cài đặt phần mềm.

Phần mềm được cài đặt, chạy thử nghiệm từ tháng 9 năm 2014, sau khi cài đặt, vận hành thử thì cơ bản phần mềm có tính ổn định cao, các lỗi phát sinh thì được cơ quan phối hợp xây dựng và hiệu chỉnh nhanh chóng với yêu cầu thực tế. Từ tháng 1/2015 đến nay, phần mềm chạy tương đối ổn định, không xảy ra sự cố hoặc lỗi, các thao tác cập nhập dễ dàng.

4. Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện CSDL số và phần mềm tích hợp

          - Hội thảo 1: Hội thảo các chuyên gia về thực trạng CNTT và thực trạng cập nhật, lưu trữ, tra cứu thông tin KHCN tại các đơn vị.

          - Hội thảo 2: Hội thảo các chuyên gia về việc xây dựng CSDL số và phần mềm tích hợp.

          - Hội thảo 3: Hội thảo các chuyên gia về vấn đề vận hành thử nghiệm phần mềm nhằm hoàn thiện phần mềm CSDL số và phần mềm tích hợp.

          - Hội thảo 4: Hội thảo các chuyên gia về việc đưa ra các giải pháp nhằm duy trì hoạt động của hệ thống và xây dựng qui chế khai thác, cung cấp, trao đổi thông tin.

          - Qua 04 cuộc hội thảo các chuyên gia đã đóp góp ý kiến, đưa ra các giải pháp nhằm giúp chủ nhiệm đề tài cùng các cán bộ tham gia, cơ quan phối hợp khắc phục các vấn đề còn tồn tại, hiệu chỉnh để hoàn thiện hệ thống.

5. Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì hoạt động của hệ thống và xây dựng quy chế khai thác, cung cấp, trao đổi thông tin có hiệu quả

-  Đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định, có chế độ bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, nâng cấp khi cần thiết;

 - Đảm bảo đường truyền Internet ổn định, tốc độ cao đồng thời có đường truyền internet dự phòng;

- Có cơ chế bảo mật dữ liệu, bảo mật mật khẩu, bảo mật máy chủ;

- Lấy ý kiến phản hồi từ người dùng để hoàn thiện phần mềm, luôn cập nhật, nâng cấp bản mới khi có lỗi xãy ra;

- Có cơ chế sao lưu dữ liệu tự động hằng ngày;

- Sở KH&CN và 09 tổ chức KHCN trên địa bàn tỉnh thường xuyên cập nhật kho thư viện KHCN và CSDL đề tài, dự án vào phần mềm nhằm tạo một trung tâm dữ liệu số ngày càng lớn, chất lượng, đa dạng và phong phú;

- Các đơn vị thường xuyên chia sẽ và trao đổi thông tin với nhau, từ đó tạo thành một trung tâm dữ liệu số đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, khai thác và tìm kiếm thông tin về KHCN của người dùng.


Thời gian
24 tháng từ T7/2013 - 6/2015
Kinh phí
395 triệu đồng
Lượt xem: 261



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0