- Tuyển chọn được 10-15 cây ưu tú giống quýt Đông Khê tại vùng sản xuất;
- Vi ghép đỉnh sinh trưởng, tạo ra 5 cây giống Sₒ, nhân 30 cây S1 sạch bệnh và cho ra quả;
- Sản xuất 1600 cây giống S2 sạch bệnh để xây dựng mô hình trồng với quy mô 4ha;
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
1. Kết quả điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất
- Đông Khê là xã miền núi của huyện Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên là 542,6 ha. Đất đai ở đây chia thành 3 loại nhóm chính ( đất xám, đất phù sa do bồi tụ, đất giây).
- Về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, mưa nhiều xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Mưa là yếu tố rất cần thiết tạo ra độ ẩm không khí và độ ẩm đất, điều hoà nhiệt độ thông qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Ngoài ra , đối với cây quýt ánh nắng mặt trời là yếu tố cần thiết cho quang hợp, nếu thiếu cây sẽ sinh trưởng, phát triển chậm, nhưng nếu số giờ nắng quá cao kéo theo nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến cây.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau ( năng suất, sản lượng và chất lượng; giống và hình thức nhân giống; biện pháp kỹ thuật canh tác) quýt Đông Khê đã dần mất dần vị thế là cây trồng chủ lực, thậm chí có nguy cơ mai một nên cần sự quan tâm của cơ quan quản lý, sự vào cuộc của các cơ quan nghiên cứu khoa học để đẩy mạnh phát triển mở rộng của quýt Đông Khê tại Đoan Hùng, Phú Thọ.
2. Kết quả tuyển chọn cây ưu tú quýt Đông Khê
- Tiến hành điều tra, tuyển chọn 35 cá thể quýt Đông Khê, các cá thể được theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, năng suất và chất lượng. Các cá thể quýt Đông Khê ưu tú có độ tuổi dao động từ 8 – 24 tuổi. Cây ở tuổi 8 có chiều cao dao động từ 1,56 – 2,20m, chu vi gốc từ 22,4 – 31,2 cm. Theo đánh giá của cán bộ điều tra, cây quýt Đông Khê có bộ khung tán nhỏ, tán hẹp, thường có dạng hình tháp, chổi xề. Tất cả các cá thể điều tra đều mang những đặc điểm chung về hình thái như sau: Các đặc điểm về hình thái lá: Dạng lá thuôn dài với gốc và đầu lá nhọn, ở đầu lá có xẻ thuỳ nông, phiến lá cong long mo, không chia thuỳ, mép lá có răng cưa nông, có từ 17 – 21 gân lá. Lá non có màu xanh nhạt, lá trưởng thành màu xanh đậm; các đặc điểm về hình thái hoa: Hoa có 5 cánh, màu trắng sữa, đầu nhị màu vàng nhạt; và các đặc điểm về hình thái quả: Quả hình cầu dẹt, có vết lõm hình tròn ở đỉnh quả, quả non có màu xanh, khi chín chuyển màu cam. Như vậy, 35 cá thể điều tra đều mang những đặc điểm hình thái đặc trưng của giống quýt Đông Khê.
- Theo kết quả điều tra, ở nhóm các chỉ tiêu về năng suất và công nghệ quả, có 19 cá thể đáp ứng yêu cầu tuyển chọn.
- Qua thực hiện kết quả tuyển chọn dựa trên các chỉ tiêu về thành phần sinh hoá, kết quả giám định bệnh Greening và Tristeza và đặc điểm sinh thái, sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả, đề tài đã tuyển chọn được 12 cá thể quýt Đông Khê ưu tú, sạch bệnh Greening và Tristeza. Các cây ưu tú đã được đánh giá bởi hội đồng chuyên môn.
3. Kết quả sản xuất cây S0, S1, S2
Từ kết quả tuyển chọn cây ưu tú, Trung tâm NC&PT Rau hoa quả đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật tiến hành vi ghép đỉnh sinh trưởng tạo 05 cây S0, lấy mắt ghép từ cây S0 tạo 30 cây S1 sạch bệnh. Các cây S0 và S1 được lưu giữ tại nhà lưới chống côn trùng của Viện Bảo vệ thực vật và Trung tâm NC&PT Rau hoa quả phục vụ cho công tác nhân giống cây S2 trồng mô hình.
4. Kết quả trồng thử nghiệm cây S1 quýt Đông Khê tại Đoan Hùng, Phú Thọ
Tổng số 30 cây S1 được tạo ra, 25 cây được trồng tronh nhà lưới chống côn trùng cung cấp mắt ghép cho sản xuất cây S2, 05 cây được trồng thử nghiệm tại hộ dân. Kết quả cho thấy, cây S1 trồng thử nghiệm trong nhà lưới có xu hướng sinh trưởng lộc mạnh hơn là do cây được trồng trong điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất, ánh sáng đầy đủ có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng lộc.
5. Kết quả xây dựng mô hình và chuyển giao kỹ thuật sản xuất quýt Đông Khê sạch bệnh theo hướng VietGAP
Mô hình vườn sản xuất quýt Đông Khê sạch bệnh được triển khai trồng với quy mô 4ha tại 41 hộ dân.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ