Xác định rõ tầm quan trọng của khoa học công nghệ, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Xe mô hình quét dọn rác, khử khuẩn tự động sử dụng năng lượng mặt trời của nhóm học sinh Trường THCS Hương Nha, xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông mang tính ứng dụng cao về bảo vệ môi trường.
Tỉnh luôn chú trọng việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ phục vụ công tác ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy chuyển đổi sang phát triển nền kinh tế xanh, bền vững. Phú Thọ đã có cơ chế, chính sách, khuyến khích triển khai nghiên cứu đề tài, dự án có tính ứng dụng cao, phù hợp, góp phần khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phục vụ thiết thực cho công tác dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường, khắc phục suy thoái, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu trên địa bàn.
Nổi bật như các đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình cảnh báo và phân vùng lũ quét cho tỉnh Phú Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu”; các dự án thuộc hợp phần ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh gồm: “Đánh giá khí hậu tỉnh Phú Thọ”; “Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”; “Xây dựng kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Thọ”...
Đồng thời, tỉnh cũng đã phê duyệt nhiều nhiệm vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, qua đó giúp bổ sung hệ thống cơ sở khoa học, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, khai thác, sử dụng năng lượng bền vững, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, ứng phó thích nghi... làm cơ sở để xây dựng chính sách về biến đổi khí hậu, đánh giá tác động, xác định các giải pháp thích ứng, giảm nhẹ.
Tiêu biểu như: Ứng dụng công nghệ mới trong sấy gỗ rừng trồng, xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất cát nhân tạo, sản xuất gạch không nung, nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất biện pháp xử lý ô nhiễm asen trong nước... Các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất đã góp phần sử dụng tiết kiệm, thay thế nguồn tài nguyên có lợi, ít tác động xấu đến môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
Được đánh giá là địa phương làm tốt công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường theo Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, Phú Thọ đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030.
Hiện tại, tỉnh đang tiếp tục duy trì cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn, tìm kiếm nguồn tài chính để triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống giám sát biến đổi khí hậu đã được UBND tỉnh phê duyệt trong danh mục các nhiệm vụ, dự án kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Quyết định số 2622/QĐ-UBND, ngày 7/10/2020, triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu...
Đáng chú ý, để nâng cao nhận thức, khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo của thế hệ trẻ về bảo vệ môi trường, hàng năm tỉnh tổ chức cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng, thu hút đông đảo các em học sinh tham gia với nhiều sản phẩm, mô hình thuộc lĩnh vực thân thiện với môi trường và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế. Theo số liệu thống kê từ Ban Tổ chức cuộc thi, số lượng mô hình, sản phẩm tham dự hàng năm tăng lên đáng kể trên các lĩnh vực, đặc biệt là các sản phẩm thân thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Ban Tổ chức đã trao nhiều giải cao cho các sản phẩm, mô hình sáng tạo thuộc lĩnh vực này, nhiều mô hình, sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế. Đặc biệt, trong năm 2022, sản phẩm “Thuốc diệt muỗi sinh học AT” của nhóm học sinh Trường THPT Chất lượng cao Văn Lang, thành phố Việt Trì đã đoạt giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc.
Đồng chí Khổng Mạnh Tiến - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cho biết: “Với vai trò là cơ quan thường trực Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, Ban tổ chức cuộc thi sáng tạo kỹ thuật thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thi. Phối hợp với các đơn vị khuyến khích, hỗ trợ các em học sinh trong việc tìm kiếm ý tưởng, triển khai thực hiện mô hình, sản phẩm, nhất là các sáng kiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng sử dụng trong thực tế những mô hình, giải pháp hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường”.
Với nhiều chính sách, giải pháp lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường đã và đang được tỉnh, cấp, ngành triển khai sẽ góp phần quan trọng quản lý tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu tác nhân xấu ảnh hưởng đến môi trường sống, tạo động lực phát triển xanh, bền vững.
Theo baophutho.vn
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.
Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, ngày 29/4/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09). Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc sử dụng phân bón hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Hai loại phân bón được nhiều người quan tâm và sử dụng phổ biến hiện nay là phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc nhận biết và phân biệt hai loại phân này.