Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 06/11/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc


Sản xuất cây rau: cà chua, dưa chuột, dưa thơm... ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao được các nước trên thế giới quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Ở Australia, những mô hình sản xuất rau, hoa, quả ở các Trung tâm xuất sắc đã sản xuất cây cà chua năng suất đạt 450-500 tấn, dưa chuột 250-300 tấn/ha và dưa thơm 80-100 tấn/ha/năm. Công nghệ cao ở Mỹ được xuất hiện đầu tiên vào năm 1939, sau hơn 40 năm, Mỹ đã có trên 100 khu công nghệ cao sản xuất rau, trong đó cây cà chua, dưa chuột, dưa thơm có vai trò chủ lực... Ở Việt Nam, sản xuất rau nói chung, sản xuất cây cà chua, dưa chuột, dưa thơm ứng dụng công nghệ cao nói riêng còn rất mới mẻ. Hầu hết các khu công nghệ đang hoạt động theo phương thức nhập trọn gói công nghệ của các nước tiên tiến: Nhật Bản, Israel, Hà Lan, Trung Quốc… giá thành quá cao, yêu cầu kỹ thuật cao… các mô hình này chưa thực sự hiệu quả.

 

 

Nhằm nghiên cứu tuyển chọn bộ giống và các yếu tố kỹ thuật trong các khâu công nghệ sản xuất cây: cà chua, dưa chuột, dưa thơm trong điều kiện nhà lưới, nhà màn, tưới nhỏ giọt cho các tỉnh phía Bắc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu nội tiêu và chế biến xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc, nhóm nghiên cứu do TS. Đoàn Xuân Cảnh, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc”.

 

Sau một thời gian triển khai, đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc, cụ thể như sau:

1. Đề tài đã điều tra tình hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại một số Doanh nghiệp: Mộc Châu, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà lạt trong giai đoạn 2008-2012. Kết quả đã xác định được một số yếu tố công nghệ cao sản xuất rau, quả ở Việt Nam.

- Công nghệ nhà sản xuất ứng dụng CNC hiện đại, nhập trọn gói của các nước tiên tiến hoạt động chưa có hiệu quả ở Việt Nam. Công nghệ nhà sản xuất do dân tự làm, giá rẻ và công nghệ nhà cải tiến với công nghệ phù hợp, giá đầu từ 200- 600 nghìn đồng/m2 đang được ứng dụng có hiệu quả.

- Công nghệ cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cải tiến, tự động hoặc bán tự động.

- Công nghệ sinh học: Chọn giống cây trồng (cây dưa chuột, cà chua, dưa thơm) là giống lai thích hợp trồng trong điều kiện nhà lưới ứng dụng công nghệ cao nhập ngoại.

- Công nghệ trồng cây trên giá thể không đất với hỗn hợp giá thể thông dụng (bột xơ dừa, vỏ lạc, bã men bia...)

- Công nghệ quản lý cây trồng: ứng dụng luân canh cây trồng trong nhà lưới phù hợp, giảm thiểu sâu, bệnh hại.

2. Đề tài nghiên cứu tuyển chọn bộ giống rau: cà chua, dưa chuột, dưa thơm thích hợp trồng trong khu công nghệ cao tại các tỉnh phía Bắc.

Đã xây dựng tiêu chí, yêu cầu cơ bản cho một giống cà chua, dưa chuột, dưa thơm trồng trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc.

Đã tuyển chọn được một số giống rau: cà chua, dưa chuột, dưa thơm nhập ngoại thích hợp trồng trong nhà lưới ở các tỉnh phía Bắc như:

Giống cà chua loại quả nhỏ, được 2 giống: giống Kim Ngọc và Ái Châu có nguồn gốc Đài Loan. Năng suất đạt >50 tấn/ha, khi chín quả có độ Brix đạt >8%, chất lượng đáp ứng được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Giống cà chua quả to, được 2 giống: Gafnit 36360 và Tga-vot 40224, nguồn gốc Israel. Năng suất đạt >150 tấn/ha, khi quả chín độ Brix đạt >4,5%, chất lượng đáp ứng được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Giống dưa chuột, được 3 giống: Hazera 55003, Tomax và Romy, nguồn gốc Israel và Hà Lan. Năng suất đạt 90-100 tấn/ha, khi chín quả có độ Brix đạt >9%, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Giống dưa thơm, được 4 giống: Melon- Jouny và Melon-Gold coats, Kim Hoàng Hậu, Cô Nương. Năng suất đạt >40 tấn/ha, khi chín quả có độ Brix đạt >10,0%, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiệu thụ trong nước và xuất khẩu.

3. Đề tài đã xây dựng thành công 3 quy trình công nghệ được công nhận là tiến bộ kỹ thuật:

Quy trình công nghệ sản xuất cà chua ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt > 150 tấn/ha (loại quả to), > 50 tấn/ha loại quả nhỏ, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Quy trình công nghệ sản xuất dưa chuột ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt > 90 tấn/ha, chất lượng chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Quy trình công nghệ sản xuất dưa thơm ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc. Năng suất đạt > 40 tấn/ha, chất lượng chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

4. Đề tài đã xây dựng được 6 mô hình sản xuất ứng dụng quy trình kỹ thuật cho mỗi loại cây rau: cà chua, dưa chuột và dưa thơm tại 3 điểm: Hải Phòng, Hải Dương và Lạng Sơn.

Mô hình cà chua 2,15 ha (Lạng Sơn 1000 m2, Hải Dương 500 m2 và Hải Phòng 2,0 ha). Mô hình cho thu nhập trung bình 750-900 triệu đồng/ha, lãi thuần 40-45%.

Mô hình dưa chuột, quy mô 2,1 ha (Lạng Sơn 1500 m2, Hải Dương 500 m2 và Hải Phòng 2,0 ha). Mô hình cho thu nhập trung bình 850-900 triệu đồng/ha, lãi thuần 40-45%.

Mô hình dưa thơm, quy mô 2,5 ha (Lạng Sơn 3000 m2, Hải Dương 2000 m2 và Hải Phòng 2,0 ha). Mô hình cho thu nhập trung bình 750-800 triệu đồng/ha, lãi thuần 45-50%.

Mô hình được cơ sở đánh giá cao và tiếp nhận, ứng dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất cây rau của cơ sở trong những năm tiếp theo.

Từ các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đề nghị cho phép được chuyển giao, ứng dụng để phục vụ sản xuất.

Lượt xem: 643



BÀI VIẾT KHÁC
Phát triển công nghệ số, gia tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng
Phát triển công nghệ số, gia tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng

baophutho.vnTrước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng không ngừng phát triển công nghệ số để gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ số đã trở thành một xu hướng tất yếu, giúp các ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiện đại và tiện lợi.

Ngày 13/01/2025
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể
Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

baophutho.vnBắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị trường.

Ngày 09/01/2025
Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

baophutho.vnThực hiện Đề án 06 của Chính phủ phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch CĐS của tỉnh, thời gian qua, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS trong hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn của ngành.

Ngày 30/12/2024
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải
Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải

Ứng dụng công nghệ sinh hóa nhiệt, các nhà khoa học phát triển hệ thống xử lý rác không khí thải, tro xỉ thải, nước thải, mùi hôi, vận hành tại nhà máy xử lý rác Bắc Giang.

Ngày 17/12/2024
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng
Tái chế dầu ăn đã qua sử dụng - Hướng đi bền vững cho môi trường và sức khỏe cộng đồng

Dầu ăn đã qua sử dụng (UCO - Used Cooking Oil) từ lâu được xem là một loại chất thải khó xử lý. Việc vứt bỏ dầu ăn một cách không đúng cách không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, với những tiến bộ công nghệ mới, dầu ăn đã qua sử dụng có thể trở thành nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Ngày 05/12/2024
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi
Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, miền núi

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.

Ngày 05/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0