1. Mô tả tỷ lệ, đặc điểm hội chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn ATPIII ở công chức, viên chức thị xã Phú Thọ, tìm hiểu mối liên quan giữa hội chứng chuyển hoá và một số yếu tố nguy cơ.
2. Đánh giá kết quả can thiệp bằng thay đổi lối sống và kiểm soát những người mắc hội chứng chuyển hoá tại Thị xã Phú Thọ.
1. Tỷ lệ, đặc điểm HCCH theo tiêu chuẩn ATPIII ở công chức, viên chức thị xã Phú Thọ, mối liên quan giữa HCCH và một số yếu tố nguy cơ
Theo điều tra nghiên cứu, kết quả thu được như sau:
- Giá trị trung bình của hầu hết các chỉ số chỉ số sinh hoá ở nam đều cao hơn ở nữ với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( Chỉ số Glucose, Triglycerid, Cholesterol ). Tuy nhiên, tính giá trị trung bình của các đối tượng nghiên cứu thì các chỉ số này vẫn nằm trong phạm vi bình thường.
Bảng 1. Tỷ lệ đối tượng có một số chỉ số sinh hoá vượt
quá giới hạn bình thường
Giới
Chỉ số
|
Nam (n=327)
n % |
Nữ (n=539)
n % |
Chung (n=866)
n % |
P |
|||
Glucose tăng |
140 42,8 |
175 32,5 |
315 36,7 |
˂ 0,001 |
|||
HDL-C giảm |
46 14,1 |
222 41,2 |
268 31,0 |
˂ 0,001 |
|||
Triglycerid tăng |
182 55,7
|
195 36,2 |
377 43,5 |
˂ 0,001 |
|||
LDL-C tăng |
26 8,0 |
48 8,9 |
74 8,6 |
˃ 0,05 |
- Tỷ lệ đối tượng có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia; chế độ ăn nhiều đạm, mỡ, muối ở nam giới cao hơn nữ giới. Tỷ lệ đối tượng có thói quen ăn nhiều đường, ăn nhiều rau ở nữ giới cao hơn nam giới. Sự khác biệt giữa 2 giới ở yếu tố hút thuốc, uống nhiều rượu/bia; ăn nhiều đạm, mỡ có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2. Thực trạng một số thói quen của bệnh nhân có HCCH
Giới
Thói quen
|
Nam (n=327)
n % |
Nữ (n=539)
n % |
Chung (n=866)
n % |
P |
|||
Hút thuốc lá |
111 33,9 |
5 0,9 |
116 13,4 |
˂ 0,001 |
|||
Uống nhiều rượu/bia |
216 66,1 |
24 4,5 |
240 27,7 |
˂ 0,001 |
|||
Ăn nhiều đạm |
289 88,4
|
435 80,7 |
724 83,6 |
˂ 0,005 |
|||
Ăn ít rau |
44 13,5 |
82 15,2 |
126 14,6 |
˃ 0,05 |
|||
Ăn nhiều mỡ |
171 52,3 |
172 31,9 |
343 39,6 |
˂ 0,001 |
|||
Ăn nhiều đường |
149 45,6 |
254 47,1 |
403 46,5 |
˃ 0,05 |
|||
Ăn mặn |
149 45,6 |
172 31,9 |
321 37,1 |
˂ 0,001 |
- Tỷ lệ đối tượng có rèn luyện thể lực nặng/ trung bình ở đối tượng nam giới cao hơn nữ giới, sự khác biệt giữa 2 giới ở yếu tố rèn luyện thể lực có ý nghĩa thống kê P˂ 0,05.
Đặc điểm công việc liên quan đến hoạt động thể lực, đối tượng có thành viên trong gia đình tiền sử mắc các bệnh liên quan đến HCCH không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ đối tượng xuất hiện 3 yếu tố chẩn đoán HCCH là cao nhất, chiếm 11,7%. Tỉ lệ đối tượng được chẩn đoán mắc HCCH ở nam giới là 26,0% cao hơn ở nữ giới là 21,5%. Trong số đối tượng nghiên cứu có 23,2% (n=201) đối tượng mắc HCCH. Tỉ lệ mắc HCCH ở nam giới là 26%, nữ giới là 21,5%. Tỉ lệ mắc HCCH giữa nam và nữ trong nghiên cứu này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ mắc HCCH tăng dần theo nhóm tuổi, đặc biệt tỷ lệ mắc HCCH cao nhất ở nhóm 51-60 tuổi (44,3%), thấp nhất ở nhóm tuổi 31-40 (14,3%).
Đáng lưu ý là nhóm tuổi dưới 30 không phải là nhóm có số người mắc HCCH thấp nhất (16,7%).
- Ngoài ra còn liên quan giữa tiền sử gia đình với tỷ lệ mắc HCCH; liên quan giữa hoạt động thể lực và tỷ lệ mắc HCCH; liên quan giữa hành vi hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia và tỷ lệ mắc HCCH…
Kết quả điều tra không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thói quen ăn nhiều rau, đạm với HCCH. Trong nghiên cứu, cũng chưa tìn thấy sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê ở người mắc HCCH ở những người có liên quan đến yếu tố gia đình có người mắc HCCH.
2. Kết quả can thiệp bằng thay đổi lối sống và kiểm soát những người mắc HCCH
Từ kết quả đánh giá thực trạng, 150 người tình nguyện tham gia đầy đủ được đưa vào đối tượng can thiệp. Một số người không tham gia các hoạt động can thiệp. Vì vậy chúng tôi xếp thành hai nhóm:
Nhóm 1: nhóm những người không tham gia các hoạt động can thiệp (nhóm chứng, 34 người).
Nhóm 2: nhóm những người tham gia các hoạt động can thiệp (nhóm can thiệp, 150 người).
Chương trình can thiệp được tiến hành dựa trên tuyên truyền, tư vấn, truyền thông, sinh hoạt và trao đổi nhóm, tập trung nhiều vào kiểm soát chế độ ăn và tăng cường vận động trong thời gian 6 tháng
- Tỉ lệ người mắc HCCH giảm mạnh sau can thiệp 6 tháng, chỉ số can thiệp đạt -27,5%.
- Chỉ số huyết áp được cải thiện rất tốt, giảm đáng kể số người tăng huyết áp, chỉ số can thiệp đạt -40,8%.
- Các chỉ số sinh hoá được cải thiện mạnh mẽ, chỉ số can thiệp đạt -20,1%; -20,6%; -17,9%; -11,4% và -17,3% lần lượt tương ứng với chỉ số tăng triglyceride; tăng Cholesterol; tăng LDL-c và giảm HDL-c máu ở nhóm người mắc HCCH được can thiệp.
- Số người tham gia rèn luyện thể lực mức độ nặng, vừa và nhẹ tăng cao sau can thiệp (p˂0,05). Giảm đáng kể số người không rèn luyện thể lực ( chỉ còn 2% ).
- Cải thiện đáng kể thói quen ăn nhiều mỡ, nhiều đường, ít rau và ăn mặn ở nhóm người mắc HCCH được can thiệp. Thói quen ăn nhiều đạm, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hầu như không thay đổi sau can thiệp.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ