Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng ngừa thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.


Cơ quan chủ trì
Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ
Chủ nhiệm
Nguyễn Mỹ Hạnh
Cán bộ tham gia

Mục tiêu

 Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.
- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp bằng truyền thông (dinh dưỡng và vận động thể lực) phòng ngừa thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học.

          - Đề xuất một số biện pháp về dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp để phòng ngừa thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học. 

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bệnh thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học.
2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ.
a) Điều tra, khảo sát:
b) Kết quả điều tra, khảo sát: đánh giá được tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tại địa bàn nghiên cứu; xác định được một số yếu tố liên quan tới thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học.
3.Xây dựng mô hình can thiệp và tổ chức can thiệp phòng ngừa thừa cân, béo phì.
a) Xây dựng mô hình can thiệp.
b) Tổ chức can thiệp: Tổ chức hội thảo, truyền thông và triển khai thực hiện một số yếu tố dinh dinh dưỡng, luyện tập thể lực hợp lý “Phòng chống thừa cân béo phì”  tại gia đình và nhà trường cho học sinh bị thừa cân béo phì.
+ Thời gian can thiệp: 12 tháng (9/2015 - 8/2016).
c) Đánh giá kết quả can thiệp: tháng 9/2016.
4. Đề xuất các giải pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học.

         5. Xây dựng bài giảng và biên soạn tài liệu truyền thông về phòng ngừa thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học.


Kết quả thực hiện

 1.  Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về bệnh thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học

 

Qua nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tình trạng thừa cân béo phì trong nước và các nước trên thế giới cho thấy: số người thừa cân béo phì đã tăng từ 200 triệu năm 1995 lên 300 triệu năm 2000, 400 triệu năm 2005 và 500 triệu năm 2008. Đây là một gánh nặng y tế trong tương lai. Ước tính thừa cân béo phì và các hậu quả của nó làm tiêu tốn khoảng 2% đến 7% tổng chi tiêu y tế.

 

Tốc độ gia tăng thừa cân béo phì là đáng báo động. Tình hình gia tăng thừa cân béo phì xảy ra nhanh chóng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển.

 

Tại Việt Nam, các cuộc điều tra nhân khẩu học trước năm 1995 cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì không đáng kể. Năm 2000, điều tra tại các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi học sinh tiểu học Hà Nội là 10%, thành phố Hồ Chí Minh là 12%. Năm 2011, báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 4,8% và tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2000.

 

2.     Nghiên cứu đánh giá thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ

 

Qua quá trình điều tra, khảo sát về thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ cho thấy, có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân, béo phì giữa các trường của thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ có thể do điều kiện kinh tế hộ gia đình tại thành phố Việt trì thường khá hơn ở thị xã Phú Thọ. Các gia đình khá giả thường có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như máy tính, điện thoại, tivi, máy điều hòa nhiệt độ. Mặt khác, trẻ em thành phố thường phải học thêm nhiều, dễ mệt mỏi, lại ít có thời gian cho hoạt động thể lực, nên cách giải trí nhanh nhất là xem vô tuyến, chơi điện tử, nằm nghe nhạc và đọc truyện. Bên cạnh đó, các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh giàu đạm, chất béo được bày bán tràn lan ngoài đường phố cũng được các em học sinh sử dụng thường xuyên.

 

Một điểm chú ý trong nghiên cứu của chúng tôi là mặc dù tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn rõ rệt ở các trường thuộc trung tâm thành phố Việt trì, nhưng cũng chính ở các trường này vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thiếu dinh dưỡng ở học sinh. Cụ thể ở trường tiểu học Tiên Cát có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất, tới 18,3% nhưng tỷ lệ thiếu dinh dưỡng vẫn còn là 7,8%. Như vậy song song với việc phòng chống thừa cân, béo phì lứa tuổi học đường thì vẫn phải chú trọng tới việc giảm tỷ lệ thiếu dinh dưỡng ở học sinh tiểu học.

 

3.  Xây dựng mô hình can thiệp và tổ chức can thiệp phòng ngừa thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học

 

Kết quả nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông nhằm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì đối với học sinh tiểu học tại một số trường của thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì:

 

Tất cả các học sinh thừa cân, béo phì được đưa vào can thiệp, kết quả sau can thiệp tỷ lệ thừa câu, béo phì giảm xuống còn 79%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Có sự cải thiện có ý nghĩa thống kê kiến thức của học sinh về khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của béo phì. Tỷ lệ hiểu đúng khái niệm béo phì tăng từ 92,4% lên 98,1%; Biết đúng các nguyên nhân béo phì tăng từ 91% lên 99%; Hiểu tác hại của béo phì tăng từ 70% lên 82,4% (p<0,01). Có sự cải thiện về thói quen ăn uống của học sinh: Tỷ lệ ăn thêm bữa vào sau 21 giờ giảm từ 12,9% xuống còn 5,2%. Tỷ lệ uống nước ngọt có ga giảm từ 52,9% xuống còn 40,5% (p<0,01). Có sự thay đổi thói quen vận động của học sinh sau can thiệp: tỷ lệ học sinh hạn chế xem ti vi tăng từ 44,8% lên 81,4%; Tỷ lệ tham gia chơi thể thao tăng từ 92,4% lên 96,7% (p<0,01). Không có sự khác biệt về

tỷ lệ học sinh tiểu học thừa cân, béo phì sau can thiệp giữa một số trường ở thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì.

 

4.   Đề xuất các giải pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì ở học sinh

 

tiểu học

 

Đề tài đã đề xuất các giải pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì như sau:

 

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và ngành giáo dục:

 

Ngành y tế cần đưa nội dung kiểm soát thừa cân béo phì thành một phần trong chương trình mục tiêu sức khỏe học đường. Ngành giáo dục cần điều chỉnh chương trình giáo dục theo hướng tăng số giờ học gắn với rèn luyện kỹ năng, vận động thể lực, các hoạt động ngoài trời, giảm số giờ học tĩnh tại.

 

-  Đối với Các trường tiểu học: Thường xuyên truyền thông nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em cho phụ huynh hoặc người nuôi dưỡng trẻ. Tăng cường can thiệp phòng chống thừa cân béo phì tại trường bằng hai biện pháp: giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và tăng cường vận động thể lực cho trẻ. Thường xuyên đánh giá mức độ và tỷ lệ thừa cân béo của học sinh tại trường, thông tin kịp thời cho phụ huynh hoặc người nuôi dưỡng trẻ. Đồng thời, xem xét điều chỉnh các biện pháp can thiệp phòng ngừa thừa cân, béo phì áp dụng phù hợp cho học sinh của trường.

 

-  Đối với gia đình: Tích cực khuyến khích trẻ tăng cường vận động, tránh lối sống tĩnh tại ở nhà do thời gian học tập, xem truyền hình, chơi trò chơi vi tính quá dài. Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhằm phòng ngừa và giảm tình trạng thừa cân béo phì.

 

-   Đối với UBND thành phố Việt Trì và UBND thị xã Phú Thọ: Cần tạo nhiều sân chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo lối sống vận động tích cực ngay từ tuổi nhỏ nhằm hình thành thói quen vận động ở trẻ.

 

5.  Xây dựng bài giảng và biên soạn tài liệu truyền thông về phòng ngừa thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học

 

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, cơ quan chủ trì đã thực hiện xây dựng 01 tài liệu giảng dạy “Chăm sóc trẻ thừa cân, béo phì” và 01 tài liệu truyền thông phòng ngừa thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học.

 

Tài liệu giảng dạy: Chăm sóc trẻ thừa cân béo phì. Sau khi đề tài được nghiệm thu, tài liệu giảng dạy “Chăm sóc trẻ thừa cân, béo phì” sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy tại học phần Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm và giảng dạy cho các đối tượng học sinh, sinh viên các chuyên ngành Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng nữ hộ sinh, Cao đẳng Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Y sỹ đa khoa trong nhà trường.

 

Tài liệu truyền thông về thừa cân, béo phì được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên và học sinh, sinh viên trong việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ em học đường. Đồng thời, Nhà trường cũng sẽ phối hợp với Phòng Giáo dục thị xã Phú Thọ và Phòng Giáo dục thành phố Việt Trì trong việc đưa tài liệu truyền thông về thừa cân, béo phì vào sử dụng trong công tác truyền thông nâng cao sức khỏe trẻ em học đường tại các trường tiểu học trên địa bàn.

 


Thời gian
(từ tháng 4/2015 đến hết tháng 3/2017)
Kinh phí
Lượt xem: 236



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0