1. Sưu tầm, hệ thống hóa những biểu tượng đặc trưng của văn hóa Hùng Vương; lựa chọn những biểu tượng tiêu biểu có khả năng thiết kế thành các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương.
2. Thiết kế, sản xuất thử nghiệm 10 mẫu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương phục vụ cho việc phát triển du lịch về nguồn trên quê hương đất Tổ.
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Sản phẩm lưu niệm mà du khách mua làm kỷ niệm hay tặng cho bạn bè, người thân hàm chứa ý nghĩa hết sức đặc biệt, là sự ghi lại kỷ niệm và mang thông điệp đặc trưng của nơi sản sinh ra nó. Gắn với thực trạng của sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm lưu niệm nói riêng của Việt Nam hiện nay, chúng ta nhận thấy cần phải có sự thay đổi đáng kể về nhiều mặt, trong đó cần nhất là sự thay đổi để tạo nên giá trị đặc trưng cho mỗi sản phẩm. Trong số những hướng đi để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm lưu niệm, việc khai thác biểu tượng văn hóa là một hướng đi khả thi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, khai thác biểu tượng lại là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có cách tiếp cận vừa cụ thể, vừa bao quát.
Đối với tỉnh Phú Thọ, từ thực trạng sản phẩm du lịch và sản phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch cho thấy sự cấp thiết phải thiết kế được những sản phẩm mang dấu ấn đất Tổ - vùng đất phát tích quốc gia - dân tộc. Việc khai thác những đặc trưng văn hóa Hùng Vương mà cụ thể là hệ thống biểu tượng văn hóa từ khảo cổ học, lịch sử, truyền thuyết... chính là hướng đi phù hợp nhất để du khách cả nước được hưởng thụ những giá trị văn hóa cội nguồn.
2. Đánh giá thực trạng các sản phẩm lưu niệm tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
Sản phẩm lưu niệm tại khu di tích lịch sử đền Hùng những năm gần đây nhìn chung không có gì mới về mẫu mã cũng như số lượng. Về số lượng thì hàng lưu niệm tại đây chỉ có khoảng 45 sản phẩm như: áo phông in dòng chữ đất Tổ, móc chìa khóa, trống đồng, quạt giấy, nhà sàn, bùa bình an, chuông gió, thú
nhồi bông, đĩa in hình đền Hùng… trong đó mặt hàng có giá trị văn hóa chiếm tỉ lệ rất ít.
Các sản phẩm lưu niệm tại đây chỉ có một số ít là có tính đặc trưng của đất Tổ, còn phần nhiều đều là các sản phẩm từ những điểm du lịch khác và sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc vào. Dù là sản phẩm có tính đặc trưng hay sản phẩm từ nơi khác thì mẫu mã cũng như kiểu dáng còn đơn điệu, không phong phú, chất lượng sản phẩm còn kém, chưa phát huy được hết giá trị văn hóa vốn có của đất Tổ.
Trong hệ thống các sản phẩm lưu niệm đó tại Đền Hùng, các sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 9%). Các mặt hàng chứa đựng giá trị văn hóa lại được chế tác rất đơn giản, không phản ánh được chiều sâu văn hóa của nội dung phản ánh, nhưng mặt khác giá thành lại tương đối cao. Từ đó dẫn đến mức độ tiêu thụ của các sản phẩm tiêu biểu rất chậm. Việc thiếu vắng các sản phẩm lưu niệm chứa đựng giá trị văn hóa tiêu biểu dân tộc, nhất là thời đại Hùng Vương tại Đền Hùng phản ánh sự thiếu bản sắc, đặc trưng trong việc tổ chức hoạt động du lịch. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra các biện pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng lưu niệm có giá trị văn hóa tại đây.
3. Sưu tầm, hệ thống hóa những biểu tượng đặc trưng của văn hóa HùngVương; lựa chọn những biểu tượng tiêu biểu mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương để thiết kế và sản xuất thử nghiệm
Đề tài đã sưu tầm, hệ thống hóa những biểu tượng mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương, có thể được phân xuất theo những tuyến tính khác nhau, có thể dựa vào tiêu chí văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, để phân loại biểu tượng văn hóa tương ứng. Với quan niệm, mỗi sự vật khi đã trở thành biểu tượng thì chúng có giá trị tự thân của nó, ngay cả khi tách biệt khỏi nguồn gốc hình thành và trong nhiều trường hợp, các biểu tượng dù hình thức khác nhau nhưng đều biểu thị những chủ đề nhất định, chúng tôi đề xuất cách phân loại dựa theo chủ đề/ý nghĩa của các biểu tượng. Theo đó, văn hóa Hùng Vương có thể hệ thống hóa theo các nhóm biểu tượng sau:
- Biểu tượng Thiên văn - Vũ trụ - Quyền lực.
- Biểu tượng những người anh hùng - sức mạnh dân tộc.
- Biểu tượng nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt dân gian.
- Biểu tượng đời sống sản xuất của cải vật chất - Sức sáng tạo của người lao động và ước mơ cuộc sống đủ đầy.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ