Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học của cây Bướm bạc (Mussaenda pubescens Ait.f) thu hái tại tỉnh Phú Thọ.


Cơ quan chủ trì
Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
Chủ nhiệm
ThS. Lê Thị Thu Hiền
Cán bộ tham gia

Mục tiêu

 Mục tiêu nghiên cứu:

- Xác định đặc điểm sinh học, phương pháp thu hái, chế biến và công dụng của cây Bướm bạc tại Phú Thọ.
- Đánh giá và lập được bản đồ phân bố của cây Bướm bạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng quy trình chiết xuất và phân lập các chất từ cây Bướm bạc (ít nhất 10 chất sạch độ tinh khiết > 90%), xác định được công thức hóa học của các chất phân lập được.

          - Đánh giá hoạt tính sinh học của chất phân lập được từ cây Bướm bạc thu hái tại tỉnh Phú Thọ. 

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Xác định đặc điểm sinh học và sự phân bố của cây Bướm bạc.
a) Xác định đặc điểm thực vật, phân bố, sinh trưởng và phương pháp thu hái, chế biến, sử dụng cây dược liệu: Nghiên cứu kế thừa, thu thập các tài liệu, số liệu, các công trình liên quan tới cây dược liệu nghiên cứu.
b) Khảo sát sự phân bố và thu thập mẫu dược liệu Bướm bạc.
c) Làm tiêu bản và xác định tên khoa học của cây dược liệu Bướm bạc.
2. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất và phân lập các chất từ cây Bướm bạc.
3.Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của các chất chiết xuất được từ cây Bướm bạc.

         4. Biên soạn cẩm nang công dụng chữa bệnh của cây Bướm bạc.


Kết quả thực hiện

 1. Xác định đặc điểm sinh học và sự phân bố của cây Bướm bạc

 

Đề tài đã tiến hành khảo sát vùng nguyên liệu Bướm bạc tại 12 huyện thị của tỉnh Phú Thọ, đánh giá được mật độ của cây và tiến hành lập bản đồ phân bố của cây Bướm bạc trên các xã khảo sát. Làm 04 mẫu tiêu bản thực vật cây Bướm bạc thu hái tại xã Phương Thịnh, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đề tài cũng xác định đúng tên khoa học là Mussaenda pubescens Dryand, họ Cà phê (Rubiaceae) và đã mô tả được đặc được điểm thực vật của cây Bướm bạc. Bên cạnh đó, đã thu hái đủ số 500 kg dược liệu tươi.

 

2.  Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất và phân lập các chất từ cây Bướm bạc

 

Đề tài đã chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của 10 hợp chất từ cây Bướm bạc là: sanzhisid methyl ester (1), barlerin (2), mussaendosid (3), (6S, 9R)-roseosid (4), mussaendosid L (5), coniferin (6), mussaendosid U (7), mussaendosid G (8), mussaendosid O (9) và heinsiagenin A 3-O-α-L- rham-nopyranosyl(12)-O- β-D -glucopyranosyl(12)-O-β-D-glucopyranosid (10). Trong đó 04 hợp chất là heinsiagenin A 3-O-α-L- rhamnopyranosyl

 

3.  Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của dịch chiết và các chất chiết xuất được từ cây Bướm bạc

 

Nghiên cứu tác dụng sinh học của cao chiết toàn phần toàn bộ cây Bướm bạc và một số chất phân lập được từ cây Bướm bạc sẽ là cơ sở khoa học cho việc

sử dụng cây dược liệu này theo kinh nghiệm dân gian của các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu một số tác dụng dược lý như độc tính cấp, chống viêm, giảm đau, ức chế NO, kháng khuẩn và chống oxy hóa của cao chiết toàn phần và một số chất phân lập được.

 

-   Độc tính cấp: chưa xác định được giá trị LD50 của cao chiết toàn cây Bướm bạc do không có chuột chết ở các mẫu nghiên cứu. Như vậy, cây Bướm bạc có phạm vi an toàn rộng và liều sử dụng theo kinh nghiệm dân gian là an toàn.

 

-   Tác dụng chống viêm: mẫu nghiên cứu đều có tác dụng chống viêm ở ba mức liều là 500 mg/kg, 750 mg/kg, 1000 mg/kg.

 

-  Tác dụng giảm đau: tác dụng giảm đau phụ thuộc vào liều sử dụng, liều tăng tác dụng giảm đau cũng tăng. Với 3 mức liều 500 mg/kg, 750 mg/kg, 1000 mg/kg phần trăm ức chế đau lần lượt là 31.25%, 35.67% và 41.55%.

 

-  Khả năng ức chế NO: các hợp chất 8, hợp chất 9, hợp chất 10 đều có tác dụng ức chế NO với giá trị IC50 lần lượt là 13.62 µg/ml, 9.57 µg/ml, 7.23 µg/ml.

 

-  Tác dụng chống oxy hóa: cao chiết Bướm bạc có tác dụng dọn gốc tự do DPPH với giá trị EC50 là 76.12 µg/ml.

 

-   Tác dụng kháng khuẩn: mẫu cao chiết Bướm bạc có tác dụng ức chế staphylococcus aureus với vòng vô khuẩn là 14.38 mm ở nồng độ 256 µg/ml.

 

4. Biên soạn cẩm nang công dụng chữa bệnh của cây Bướm bạc

 

Sau khi nghiên cứu các tài liệu tham khảo trên thế giới và tại Việt Nam, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Bướm bạc thu hái tại Phú Thọ, đề tài đã xây dựng cuốn cẩm nang “Công dụng chữa bệnh của cây Bướm bạc” với các nội dung như sau: Đặc điểm thực vật và phân bố; Thành phần hóa học; Tác dụng sinh học; Công dụng của cây Bướm bạc; Các bài thuốc dân gian.

 

 


Thời gian
từ tháng 01/2015 đến hết tháng 12/2016
Kinh phí
Lượt xem: 507



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0