Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học có hoạt tính probiotic từ phụ phẩm trong sản xuất bia làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi gà thịt tại tỉnh Phú Thọ.


Cơ quan chủ trì
Trường Cao đẳng công nghiệp Thực phẩm
Chủ nhiệm
TS. Phạm Thị Thanh Huyền
Cán bộ tham gia
(1) TS. Phạm Thanh Huyền; (2) ThS. Nguyễn Thị Hà Trang; (3) ThS. Đỗ Tiến Thành; (4) ThS. Lê Khánh Bằng; (5) ThS. Hoàng Nữ Lệ Quyên; (6) ThS. Trần Thị Oanh; (7) ThS. La Thị An; (8) KS. Nguyễn Thị Hoà; (9) ThS. Nguyễn Thị Hoa; (10) ThS. Trần Thị Hiên.
Mục tiêu

 1. Mục tiêu chung

 

Tạo ra được chế phẩm sinh học từ phụ phẩm trong công nghiệp sản xuất bia làm thức ăn bổ sung chăn nuôi gà thịt, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các phụ phẩm trong sản xuất bia và hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà thịt nói riêng nhằm phát triển kinh tế của địa phương theo hướng hiệu quả, bền vững.

 

2. Mục tiêu cụ thể

 

+   Đánh giá hiện trạng và xác định được nguồn nguyên liệu phụ phẩm trong sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

 

+  Tuyển chọn được 2-3 chủng vi sinh vật hữu hiệu (có hoạt tính probiotic, kháng khuẩn, hoạt tính enzyme ngoại bào) để sản xuất chế phẩm.

 

+   Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất và tạo ra 20 - 30kg chế phẩm sinh học có hoạt tính probiotic từ các chủng nghiên cứu và phụ phẩm trong sản xuất bia để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi gà thịt.

 

+   Thử nghiệm ứng dụng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm trong chăn nuôi gà thịt tại tỉnh Phú Thọ.

 

 

 


Kết quả thực hiện

 1.  Đánh giá và xác định nguồn phụ phẩm trong sản xuất bia phù hợp cho sản xuất chế phẩm sinh học hoạt tính probiotic

 

Kết quả khảo sát cho biết bã malt bia giàu đạm, hàm lượng tinh bột cao nên giàu năng lượng, thực tế đã được sử dụng phổ biến để nuôi bò sữa. Trong bã bia có đủ thành phần dinh dưỡng đạt tiêu chuẩn làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Độ ẩm của bã malt tương đối cao (76,06%), là nguồn cơ chất có đủ dinh dưỡng để vi sinh vật phát triển nên dễ bị lên men gây hỏng. Các cơ sở sản xuất bia hiện nay đều bán bã theo phương thức hợp đồng ngay sau khi lọc bỏ. Người dân sử dụng làm thức ăn nuôi bò, cá.... Việc chế biến thành dạng chế

 

phẩm khác làm tăng giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của nguồn phụ phẩm này cũng là cách bảo quản bã malt dùng làm thức ăn chăn nuôi cần được khai thác.

 

Bã nấm men giầu protein, dạng protein này có nhiều ưu thế hơn so với nguồn protein truyền thống như khô đỗ tương, bột thịt, bột cá và đang là nguồn nguyên liệu cho ngành chăn nuôi trên thế giới khai thác các thế mạnh này để giảm bớt khó khăn về sự khan hiếm nguyên liệu giàu protein hiện nay. Theo số liệu phân tích thành phần bã nấm men gần tương đương với các kết quả nghiên cứu đã công bố của tác giả Lê Văn Việt Mẫn khi nghiên cứu quy trình chế biến cao nấm men từ nấm men bia cho biết hàm lượng chất khô của nấm men khoảng 70%, chất có nitơ khác chiếm 50- 70% chất khô, chất béo 1,6%, hydrat cacbon 33,2%, tro 7,6%. Như vậy lượng bã thải của công nghệ sản xuất bia trên địa bàn tỉnh tương đối lớn. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để sản xuât chế phẩm sử dụng cho chăn nuôi. Thành phần dinh dưỡng của phụ phẩm sản xuất bia (bã malt, bã nấm men) phù hợp làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 

2.  Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học hoạt tính probiotic từ bã bia

 

Đề tài đã xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm probiotic từ chủng Baccillus sp. BR1 và Lactobacillus sp. LD9, nấm men thủy phân và bã malt bia dùng làm thức ăn chăn nuôi.

 

-  Chủng Bacillus BR1 và lactobacillus LD9 sau khi nhân sinh khối được ly tâm thu sinh khối và bổ sung vào 100g sản phẩm nấm men thủy phân + 10g rỉ đường vô trùng. Tỷ lệ chủng đảm bảo 0,5ml dịch gốc/chủng/gam chế phẩm hỗn hợp. Ủ 24h ở nhiệt độ phòng sau đó sấy 42-450C đến độ ẩm 12,5%, nghiền mịn.

 

-  Xác định được một số chỉ tiêu chất lượng cơ bản của chế phẩm: Số lượng tế bào 57,8(x108CFU/g); Hoạt độ amylaza 4279 đv/g; Hoạt độ proteaza 14,78 đv/g; Độ ẩm 12,5%; Hàm lượng đạm amin 41,5%

 

-   Xác định được điều kiện bảo quản chế phẩm: đóng gói 500g/túi trong bao bì tráng thiếc, hút chân không, bảo quản ở nhiệt độ phòng hơn 3 tháng.

3.  Sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học có hoạt tính probiotic từ

 

 

 

bã bia

 

Đề tài đã thử nghiệm hiệu quả chế phẩm probiotic từ bã bia vào khẩu phần cơ sở sử dụng cám hỗn hợp dạng viên cho gà giống lai (Minh Dư) nuôi hướng thịt, giai đoạn từ 4 -10 tuần tuổi và thử nghiệm trên quy mô gia trại sử dụng cám hỗn hợp đậm đặc C200 proconco. Với lượng bổ sung thay thế 10-15%, chế phẩm có tác dụng cải thiện các chỉ số tăng trọng, khả năng tiêu hóa thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn.

 

Quy mô thí nghiệm: trọng lượng gà tăng 21,52%, hệ số tiêu tốn thức ăn giảm 18,75% so với đối chứng. Tỷ lệ gà mắc bệnh tiêu chảy đến cuối kỳ 0%, giảm 22,2% so với đối chứng. Số lượng E.coli trong phân giảm 50,3% so với ban đầu. Tỷ lệ nuôi sống đạt 100%.

 

Quy mô gia trại khối lượng tăng 4,4% và tốc độ sinh trưởng trung bình (g/con/ngày tăng) 5,69% so với đối chứng. Giảm hệ số tiêu tốn thức ăn 21,52%. Giảm E.coli trong phân 42,4%, Salmonella giảm 70,9% so với ban đầu. Tỷ lệ con mắc bệnh đường ruột, phân trắng, lỏng giảm đã đảm bảo tỷ lệ nuôi sống 100% và cao hơn so với đối chứng 3%.

 

4.  Thực nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học hoạt tính probiotic từ bã bia vào thức ăn chăn nuôi gà thịt và đánh giá hiệu quả của chế phẩm

 

Từ quy trình công nghệ đã hoàn thiện, đề tài đã sản xuất thử nghiệm chế phẩm với quy mô 10kg/mẻ. So sánh chất lượng của chế phẩm nghiên cứu với một số chế phẩm dùng cho chăn nuôi trên thị trường và sản phẩm của một số công trình khoa học công bố kết quả cho biết: chất lượng của chế phẩm nghiên cứu có số lượng vi khuẩn hữu ích thấp hơn NeoAvi Supa Max và đạt mức chất lượng tương đương với các chế phẩm còn lại. Theo tiêu chuẩn về tính an toàn vi khuẩn probiotic số lượng tế bào phải đạt từ 106-107 CFU/g chế phẩm trở lên. Tỷ lệ sống của các chủng vi sinh đều đạt ngưỡng trên so với tiêu chuẩn cơ sở của một số chế phẩm công bố khi thương mại hóa trên thị trường (≥106CFU/g). Vi sinh vật tạp nhiễm đạt ở ngưỡng cho phép (<10 CFU/g). Chứng tỏ các công đoạn sản xuất chế phẩm phù hợp và ít tác động đến độ sống của các vi sinh vật trong chế phẩm.

 

5. Hội thảo đánh giá kết quả và đề xuất định hướng ứng dụng

 

Đề tài đã tổ chức hội thảo đánh giá chế phẩm đã có hiệu quả đối với nuôi gà thịt giống Minh Dư. Tuy nhiên để mở rộng thêm đối tượng ứng dụng và khẳng định hiệu quả chế phẩm cần tiếp tục áp dụng đối với một số gia cầm khác và gia súc. Công nghệ sản xuất chế phẩm có thể chuyển giao cho cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Các cơ sở này sẽ đăng ký hợp đồng thu mua bã malt và nấm men tại các công ty bia. Hoặc các cở sản xuất bia có thể mở thêm phân xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi để tận dụng nguồn phụ phẩm. Chủng giống và quy trình nhân giống sẽ được chuyển giao theo hợp đồng đào tạo và chuyển giao công nghệ.

 

 


Thời gian
06/2015 - 06/2017
Kinh phí
Lượt xem: 120



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/05/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/05/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Ngày 09/04/2024
Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tâm linh "Nghi lễ rước nước Bạch hạc, Đền Tam Giang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Thống kê KHCN Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0