Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu, lưu trữ và phát triển một số cây dược liệu quý được người Dao xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ sử dụng làm thuốc chữa bệnh.


Cơ quan chủ trì
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hoá Chất
Chủ nhiệm
ThS. Nguyễn Thị Thuý Hằng
Cán bộ tham gia

Mục tiêu

          1. Điều tra, lập danh mục các cây dược liệu quý và sưu tầm một số bài thuốc dân gian của dân tộc Dao, xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2. Xây dựng mô hình ươm trồng thí điểm.

3. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng và khai thác một số loại cây thuốc nam.

4. Đề xuất giải pháp lưu trữ và phát triển một số cây dược liệu quý được người dân xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

5. Biên tập tài liệu giới thiệu về một số cây dược liệu quý và bài thuốc dân gian của dân tộc Dao xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.


Kết quả thực hiện

         1. Kết quả điều tra khảo sát

Qua quá trình điều tra, thu thập các cây thuốc được xếp theo bảng danh lục như sau:

Mỗi loại được trình bày theo thứ tự sau:

Cột 1: Thứ tự                                                Cột 6: Bộ phận sử dụng

Cột 2: Tên khoa học                                 Cột 7: Nơi mọc

Cột 3: Tên phổ thông                               Cột 8: Công dụng

Cột 4: Tên dân tộc                                    Cột 9: Cách dùng

Cột 5: Dạng thân

- Qua điều tra khảo sát cây thuốc nam tại khu vực xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thu được 251 loài cây thuộc 209 chi của 86 họ thuộc 3 ngành thực vật.

- Qua kết quả điều tra số lượng các taxon cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn so sánh với các taxon cây thuốc có ở Việt Nam

Bảng 1. So sánh hệ cây thuốc của dân tộc Dao xã Vinh Tiền với hệ cây thuốc Việt Nam

Các chỉ tiêu so sánh

Vinh Tiền

Việt Nam

Tỉ lệ so sánh (%)

Diện tích (km2)

25,68

330000

0,007

Số họ

86

300

28,67

Số chi

209

1200

17,41

Số loài

251

3200

7,84

Tổng

547

4700

11,64

- Qua điều tra, đề tài thống kê, xác định và hệ thống hoá toàn bộ số liệu cây thuốc trong địa bàn nghiên cứu. Kết quả thống kê được thành phần loài, chi, họ phân bố theo các ngành

Bảng 2. Các ngành thực vật ở xã Vinh Tiền

 

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số họ

tỉ lệ %

Số chi

tỉ lệ %

Loài

tỉ lệ %

Polypodiophyta

2

2,30

2

0,96

3

1,20

Pinophyta

5

5,80

5

2,40

6

2,40

Magnoliophyta

79

91,90

202

96,67

242

96,40

Tổng số

86

100

209

100

251

100

Ngoài ra các loài cây còn phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, có những cây sống ven rừng, trong rừng sâu, có nhiều cây sống ở các vùng đồi, núi đá vôi, hoặc cạnh khe suối, ven đường, trong nhà vườn…

Căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu ta nhận thấy các loài cây thuốc sống tập trung trong 5 môi trường chính gồm: rừng (rừng thưa, rừng rậm); đồi, nương rẫy, ven đường. Kết quả thu được các cây thuốc có tác dụng chữa bệnh cao.

2. Mô hình vườn ươm

Sau khi lựa chọn các cây thuốc, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 03 điểm để thực hiện mô hình với diện tích 450 m2 cụ thể:

- Trạm y tế xã Vinh Tiền thuộc thôn Mận Gạo có địa hình bằng phẳng thoát nước tốt. Mô hình trồng thử nghiệm ở trạm Y tế xã có độ cao trung bình, đại diện cho khu vực ven đồi, nương…

- Tại nhà ông Thanh thôn Mận Gạo, đây là khu vực trũng, đại diện cho vùng đất ven suối và có độ ẩm tốt.

- Tại gia đình ông Tiến thôn Lương Sơn, đây là khu vực cao, mới được gia đình san lấp, khó trữ nước tự nhiên.

Việc lựa chọn đó giúp chúng tôi theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của các cây thuốc được trồng thử nghiệm này. Từ đó rút ra kết luận về điều kiện phù hợp cho từng loại cây trồng.

Ngoài tiêu chí về địa hình, tiêu chí mà chúng tôi lựa chọn tiếp theo là cả ba địa điểm tham gia đều có kinh nghiệm tốt trong sử dụng cây thuốc nam. Đây là điều kiện duy trì sự bền vững sau khi đề tài kết thúc.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc.

Từ danh sách cây thuốc, chúng tôi áp dụng quy trình kỹ thuật trồng và chế biến và sử dụng cây thuốc nam của Viện Dược liệu (2005) và của công ty Bảo Thắng (2003), nhằm giúp bà con nông dân duy trì và phát triển cây thuốc tại vườn nhà.

Ở mỗi mô hình chúng tôi trồng 11 loại cây đã lựa chọn, mỗi loại cây được trồng thành 01 luống và theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây này.

3. Đề xuất giải pháp lưu trữ và phát triển một số cây dược liệu quý được người dân xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ sử dụng làm thuốc chữa bệnh

- Tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về vai trò và giá trị của các cây thuốc bản địa. Để việc tuyên truyền này có hiệu quả, cán bộ thuộc đông y đã phối hợp với trạm y tế viết tài liệu để cung cấp thông tin về việc trồng, khai thác cây thuốc một cách bền vững trên hệ thống loa truyền thanh thôn bản và kết hợp tuyên truyền trong các cuộc họp dân.

- Mở các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo cung cấp cho bà con nông dân và các ông lang, bà mế các giá trị về tri thức bản địa mà họ đang nắm giữ và nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc lưu giữ và truyền bá lại cho thế hệ sau.

- Đề xuất với chính quyền địa phương kế hoạch lồng ghép phát triển cây thuốc gắn liền với phát triển kinh tế là thiết yếu và cần đẩy mạnh việc phát triển cây thuốc như thế mạnh của địa phương bằng cách nhân rộng mô hình với quy mô lớn, triển khai trên diện tích rộng với quy hoạch cụ thể.

4. Biên tập tài liệu giới thiệu về một số cây dược liệu quý và bài thuốc dân gian của dân tộc Dao xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thu thập được 50 phiếu điều tra bài thuốc nam trong đó có các bài thuốc liên quan đến bệnh ngoài da, bài thuốc liên quan đến bệnh thận, bài thuốc liên quan đến dạ dày đại tràng,… Từ kết quả thu được chúng tôi biên tập lại những bài thuốc mà người dân tộc Dao hay dùng trong chữa bệnh thành cuốn sổ tay về các bài thuốc dân tộc từ cây thuốc nam.


Thời gian
7/2013 – 12/2014
Kinh phí
Lượt xem: 384



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0