Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Tư, 14/08/2024
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn để đổi mới, hội nhập và phát triển


Ngày 12/8/2024 tại Đà Nẵng, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia mã số KX.01/21-30, KX.06/21-30, KX.07/21-30 và Học viện Chính trị khu vực III tổ chức Hội thảo khoa học “Một số Chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia phục vụ mục tiêu đổi mới, hội nhập và phát triển”.

Toàn cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Âu, Phó chủ nhiệm Chương trình KX.06/21-30, đại diện 03 Chương trình cho biết, vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) là công cụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia. Trong đó, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn mang tính dẫn dắt, định hướng, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình “Nghiên cứu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, mã số KX.01/21-30; Chương trình “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế và khu vực nhằm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”, mã số KX.06/21-30 và Chương trình “Đổi mới quản lý KH,CN&ĐMST tại Việt Nam”, mã số KX.07/21-30 là 3 trong số 7 Chương trình khoa học xã hội và nhân văn được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 20121-2030.

Kể từ khi 03 Chương trình được phê duyệt đến nay, các Ban chủ nhiệm Chương trình và Bộ KH&CN đã nhận được gần 200 đề xuất từ các viện, trường trên cả nước. Đợt tuyển chọn đầu tiên, Chương trình KX.01và KX.06 đã tuyển chọn được 28 hồ sơ. Hiện nay 3 Chương trình đang thực hiện tư vấn cho các đề xuất nộp năm 2024, thực hiện từ 2025, tuy nhiên, còn thiếu vắng các đề xuất của khu vực Đà Nẵng và miền Nam Trung Bộ. 

PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ nhiệm Chương trình KX.06/21-30, đại diện 03 Chương trình, phát biểu khai mạc Hội thảo.

PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng nhấn mạnh, Hội thảo cung cấp đầy đủ thông tin về mục tiêu, nội dung của Chương trình, đồng thời chia sẻ một số quy định mới của Bộ cũng như kinh nghiệm trong xây dựng thuyết minh, tổ chức triển khai nhiệm vụ cấp quốc gia và bàn luận một số vấn đề đổi mới, phát triển, hội nhập của Đà Nẵng và khu vực Nam Trung Bộ. Thông qua Hội thảo, Ban chủ nhiệm hy vọng, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học ở khu vực này sẽ tích cực gửi các đề xuất để đảm bảo độ bao phủ ở các vùng miền và 03 Chương trình có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và hội nhập của Đà Nẵng và khu vực miền Nam Trung Bộ.

Hội thảo được chia làm 2 phiên: Phiên thứ nhất trao đổi về các vấn đề liên quan đến các Chương trình Khoa học xã hội và nhân văn cấp Quốc gia giai đoạn đến 2030 như: Quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia; Một số kinh nghiệm trong việc đề xuất và xây dựng hồ sơ tuyển chọn nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học xã hội và nhân văn giai đoạn hiện nay; Khung 03 Chương trình KX và tình hình triển khai. Phiên thứ 2 tập trung thảo luận một số vấn đề nghiên cứu trong khung 03 Chương trình gắn với Đà Nẵng và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ như: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trong bối cảnh mới hiện nay; Hội nhập quốc tế và khu vực: cơ hội, thách thức và một số vấn đề đặt ra cho khu vực Nam Trung Bộ; Đổi mới quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST: Góc nhìn từ các địa phương vùng Nam Trung Bộ…

GS.TS. Trần Thị Vân Hoa, Phó Chủ nhiệm Chương trình KX.07/21-30, trình bày báo cáo tham luận “Khung Chương trình KX.07/21-30 và tình hình triển khai”.

Ông Đào Ngọc Chiến, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước trình bày tham luận “Quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia”.

Ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH&CN Đà Nẵng trình bày báo cáo tham luận “Đổi mới quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST: Góc nhìn từ các địa phương vùng Nam Trung Bộ”.

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận.

Để tổ chức thực hiện các Chương trình trọng điểm cấp Quốc gia có hiệu quả, Bộ KH&CN đã và đang xây dựng, ban hành mới hệ thống các văn bản quản lý trong tất cả các khâu như: xác định nhiệm vụ, tuyển chọn đề tài, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu… Các đại biểu hy vọng, các quy định mới này sẽ có bước thay đổi lớn, giải quyết được nhiều vướng mắc trong thực tiễn, đơn giản hơn về thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho các nhà khoa học khi tham gia thực hiện đề tài. 

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 1085



BÀI VIẾT KHÁC
Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST: Thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống nghiên cứu KH&CN giúp Việt Nam vươn lên trong nền kinh tế tri thức toàn cầu
Dự thảo Luật KH,CN&ĐMST: Thúc đẩy mạnh mẽ hệ thống nghiên cứu KH&CN giúp Việt Nam vươn lên trong nền kinh tế tri thức toàn cầu

Các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D), cơ sở giáo dục đại học đăng ký là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) và các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động R&D sẽ được xác định rõ ràng, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN.

Ngày 27/12/2024
Xây dựng Bộ nguyên tắc trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm đáp ứng bối cảnh Việt Nam
Xây dựng Bộ nguyên tắc trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm đáp ứng bối cảnh Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.

Ngày 17/12/2024
Tăng cường triển khai Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN tại các Sở KH&CN
Tăng cường triển khai Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN tại các Sở KH&CN

Ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức phiên họp đánh giá nền tảng Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (STM) với các Sở KH&CN. Phiên họp được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Ngày 11/12/2024
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp

Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.

Ngày 15/11/2024
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Ngày 15/11/2024
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.

Ngày 26/09/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0