Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu di thực giống hoa Mai vàng Yên tử tại Khu vực di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ


Cơ quan chủ trì
Hội Sinh vật cảnh và làm vườn tỉnh Phú Thọ
Chủ nhiệm
Th.S Đặng Đình Vượng
Cán bộ tham gia
Đặng Đình Vượng, Hoàng Đăng NGọc, Đào Xuân Minh, NGô Văn Kỳ
Mục tiêu

          - Di thực, phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ góp phần tạo cảnh quan sinh thái du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao phục vụ nhu cầu du lịch sinh thái của khách thập phương về với lễ hội Đền Hùng;

- Hoàn thiện quy trình trồng giống Mai vàng Yên Tử phù hợp với điều kiện khu vực Đền Hùng;

- Xây dựng được vườn ươm cây mẹ giống hoa Mai vàng Yên Tử, 02 vườn ươm giống cây Mai vàng Yên Tử cung ứng cho sản xuất cây Mai vàng Yên Tử tại xã Thanh Đình và vườn ươm của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và 01 mô hình trồng Mai vàng Yên Tử tại xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì.


Kết quả thực hiện

 1. Điều tra khảo sát các yếu tố điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai khu vực triển khai đề tài và đánh giá sự phù hợp đặc điểm sinh vật học của cây Mai vàng Yên Tử

Đánh giá tổng quan, sự phù hợp về đặc điểm sinh vật học của cây Mai vàng Yên Tử với điều kiện tự nhiên xã Thanh Đình nơi triển khai đề tài, từ đó di thực cây Mai vàng Yên Tử về trồng tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhóm nghiên cứu đã so sánh đánh giá về điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng cây Mai vàng đang sinh trưởng phát triển tại Quảng Ninh và nơi thực hiện đề tài là xã Thanh Đình, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Về vị trí địa lý: là các vùng rất quan trọng để phát triển kinh tế, du lịch tâm linh (Yên Tử, Quảng Ninh – Đền Hùng, Phú Thọ) của cả hai tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Phú Thọ.

- Địa hình: địa hình đồi núi của cả hai nơi gần giống nhau.

- Khí hậu: có 1 số đặc điểm khí hậu tương đương. Các vùng cho thấy đều có khí hậu ôn hoà với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 260 C, độ ẩm trung bình từ 80 – 85%, ngoài ra lượng mưa hàng năm cũng từ 1800 – 1890mm. Ngoài ra các vùng đều có hai mùa rõ rệt là mùa đông lạnh và mùa hè nắng nóng, xen kẽ là mùa thu mát mẻ và mùa xuân ấm áp.

Kết quả bước đầu nhận thấy cây Mai vàng Yên Tử có thể di thực về trồng tại xã Thanh Đình, tỉnh Phú Thọ.

2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc Mai vàng Yên Tử

- Từ các nguồn vật liệu đã chuẩn bị sẵn, chúng tôi đã tiến hành ghép cây Mai vàng Yên Tử tại xã Thanh Đình, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và thu được kết quả như sau:

+ Đã tiến hành ghép được 6.800 cây Mai vàng Yên Tử trên gốc Mai vàng Miền Nam cho tỉ lệ bật mầm cao trên 90%.

+ Soạn thảo được một bản hướng dẫn về kỹ thuật nhân giống hoa mai vàng Yên Tử bằng phương pháp ghép áp dụng cho khu vực di tích lịch sử Đền Hùng.

- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây Mai vàng Yên Tử: thí nghiệm được tiến hành với 3 loại cây ( cây 6 tháng tuổi. cây 12 tháng tuổi, cây 24 tháng tuổi).

- Ngoài ra, nhóm cũng tiến hành nghiên cứu:

+ Ảnh hưởng của độ tuổi khi trồng đến số lá của cây mai vàng Yên Tử.

+ Ảnh hưởng của chế độ bón lót đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Mai vàng Yên Tử.

+ Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Mai vàng Yên Tử.

+ Các biện pháp điều tiết sinh trưởng, điều chỉnh cho hoa nở.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thí nghiệm, thử nghiệm các năm 2012, 2013 và 2014 cùng các kết quả đã nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước, đã xây dựng được quy trình trồng, chăm sóc, điều kiện nở hoa cây mai vàng Yên Tử tại khu vực di tích lịch sử Đền Hùng.

3. Xây dựng mô hình vườn ươm và mô hình trồng cây mai vàng Yên Tử tại khu vực di tích lịch sử Đền Hùng

- Xây dựng mô hình “ Vườn ươm cây giống mai yên Tử ” tại xã Thanh Đình, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Cơ sở vật chất gồm:

+ Nguồn vật liệu gốc ghép: giống mai vàng miền Nam.

+ Nguồn mắt ghép: lấy từ cây trồng tại vườn cây mẹ tại xã Thanh Đình.

+ Quy mô: 7.200 cây; Diện tích: 4.000 m2.

+ Đầu tư máy bơm nước, dây tưới, kho chứa dụng cụ và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ mô hình.

Kết quả, các cây giống mai vàng Yên Tử đã đưa vào sử dụng đúng theo như nội dung của đề tài đã đặt ra cụ thể:

- Đã bàn giao cho Ban quản lý di tích lịch sử Đền hùng 2.000 cây, trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015 để trồng và chăm sóc.

- Bàn giao cho các hộ gia đình trong xã Thanh Đình xây dựng mô hình 2.500 cây để trồng và chăm sóc.

4. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây mai vàng yên Tử Thương Phẩm

- Xây dựng mô hình “ Mô hình thử nghiệm mai Yên Tử thương phẩm ”.

- Cơ sở vật chất:

+ Chuẩn bị được nguồn giống cây mai vàng Yên Tử.

+ Đầu tư máy bơm nước, kho chứa dụng cụ và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ mô hình.

Kết quả, đã bàn giao cây giống mai vàng Yên Tử ghép cho các hộ tham gia mô hình gồm: 2.500 cây giống với diện tích đất trồng là 10.000 m2. Hiện tại, các cây đều sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao đạt trên 90%, sâu bệnh hại ít, cây khoẻ.


Thời gian
30 tháng (T7/2012 đến T12/2014)
Kinh phí
672,6 triệu đồng
Lượt xem: 266



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0