- Phát triển nhãn hiệu sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Đề xuất các giải pháp, hệ thống quản lý nhãn hiệu sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý nhãn hiệu sản phẩm các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Để đánh giá được thực trạng tổ chức quản lý nhãn hiệu sản phẩm tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh , cơ quan chủ trì đã tiến hành điều tra, khảo sát 11 huyện, thành phố tại 45 làng nghề với tổng số phiếu thu về 1000 phiếu, đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, nội dung và tiến độ thực hiện đề tài.
Qua quá trình điều tra, khảo sát, đề tài đã đánh giá được thực trạng tổ chức quản lý nhãn hiệu sản phẩm các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Có thể thấy, nhận thức của cán bộ và nhân dân đối với phát triển ngành nghề trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới được nâng lên rõ rệt. Các địa phương luôn tạo mọi điều hỗ trợ về vốn để đẩy mạnh phát triển làng nghề, nhất là vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thành công mô hình quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể là cơ sở để các làng nghề học tập, vận dụng, áp dụng cho làng nghề, hiệp hội, hội của mình.
Tuy nhiên, cơ chế quản lý làng nghề không rõ, hình thức tổ chức lại đặc thù dẫn đến hiệu quả quản lý còn nhiều hạn chế. Tổ chức quản lý lỏng lẻo chưa có sự gắn kết hộ sản xuất và ban quản lý làng nghề. Thiếu kinh phí để đào tạo nâng cao tay nghề cho nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề. Lao động chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động thấp. Số lượng nghệ nhân và người có tay nghề cao còn ít và đã nhiều tuổi…
2. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý nhãn hiệu sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh
+ Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
+ Cơ quan kiểm soát và xác nhận chất lượng sản phẩm
+ Tổ chức quản lý nội bộ
+ Tổ chức tư vấn, hỗ trợ quản lý nhãn hiệu
+ Cơ quan kiểm soát và xác nhận chất lượng sản phẩm:
+ Tổ chức quản lý nội bộ
+ Tổ chức tư vấn, hỗ trợ quản lý nhãn hiệu
Cơ chế và phương tiện cần thiết để triển khai công tác quản lý bao gồm:
- Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu sản phẩm.
- Quy chế quản lý nội bộ.
- Quy chế quản lý bên ngoài.
3. Các giải pháp để phát triển, tổ chức quản lý nhãn hiệu sản phẩm cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh
Để tạo được một hệ thống, tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương cho các sản phẩm của Làng nghề cần có sự chung tay góp sức xây dựng, hỗ trợ của các cấp, các ngành từ trung ương tới cơ sở.
Để xây dựng một thương hiệu cho sản phẩm một cách lâu dài thì các Làng nghề phải biết xây dựng và chiếm lĩnh lòng tin đối với người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn trên cơ sở các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Xây dựng kế hoạch ngân sách cho từng khoản mục chi phí phục vụ cho công cuộc phát triển lâu dài trong từng giai đoạn, đặc biệt là tài chính để truyền thông, quảng bá cho nhãn hiệu, quản lý nhãn hiệu tại các Làng nghề.
- Giải pháp về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn trên cơ sở các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Kiên quyết loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng, uy tín đến chất lượng của sản phẩm.
Nhóm giải pháp này mục đích cuối cùng vẫn là làm như thế nào để nhãn hiệu sản phẩm được khách hàng, người tiêu dùng biết và nhớ đến nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất.
Thực hiện hỗ trợ để đưa các công nghệ mới vào sản xuất làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm chế biến phục vụ xuất khẩu. Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ sản xuất, thiết bị, dây truyền công nghệ cho các doanh nghiệp, làng nghề theo từng giai đoạn cụ thể.
Phát triển cụm TTCN – làng nghề với quy mô phù hợp từng giai đoạn, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển cụm TTCN – làng nghề cần gắn với vùng nguyên liệu. .
Hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ