- Khảo sát và phân loại các tổ chức, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh có tiềm năng hình thành doanh nghiệp KHCN.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp KH&CN tiềm năng trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất lộ trình các giải pháp hỗ trợ, hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2020.
1. Đánh giá thực trạng hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN tỉnh Phú Thọ 2007-2012
Kết quả khảo sát trên địa bàn với 230 doanh nghiệp cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp đối với hoạt động KH&CN chưa nhiều, trong 230 doanh nghiệp khảo sát chỉ có 20 doanh nghiệp có nghiên cứu phát triển nên khả năng cạnh tranh và đa dạng các sản phẩm thương mại của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh là rất yếu do đó nguồn phát triển doanh nghiệp từ doanh nghiệp hiện có rất ít.
Thực trạng nhân lực và hoạt động nghiên cứu KH&CN tại các trường, viện cho thấy đội ngũ nhân lực KH&CN là khá đông và có trình độ cao, tuy nhiên trong 5 năm ở các viện trường và các tổ chức có hoạt động nghiên cứu có hơn 300 đề tài/dự án KH&CN nhưng chỉ có 10 bài báo được đăng và không có kết quả nghiên cứu nào được phát triển thành các sản phẩm thương mại hoặc được cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích. Thực trạng nghiên cứu ở các tổ chức KH&CN, các viện nghiên cứu, trường đại học như trên là hạn chế rất lớn để phát triển doanh nghiệp KH&CN trên cơ sở kết quả nghiên cứu được khởi nguồn từ các viện, trường trên địa bàn tỉnh.
Thực trạng hệ thống các văn bản về chính sách ưu đãi phát triển doanh nghiệp KH&CN chưa đồng bộ, doanh nghiệp KH&CN khó tiếp cận các ưu đãi theo quy định do các quy định khó thực hiện và các ưu đãi này không khuyến khích hơn các ngành lĩnh vực khác. Mặt khác do còn thiếu các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN nên việc tiếp cận nguồn kết quả nghiên cứu, sáng chế, giải pháp hữu ích của doanh nghiệp rất khó khăn.
2. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn tỉnh phú thọ từ nay đến năm 2020
Để phát triển doanh nghiệp KH&CN đối với tỉnh Phú Thọ, trong khuôn khổ của đề tài đề xuất các nhóm giải pháp như sau:
- Nhóm giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện về cơ chế, chính sách và quản lý liên quan đến doanh nghiệp KH&CN
Ngoài các chính sách ưu đãi chung của TW, UBND tỉnh cần xây dựng quy định cụ thể chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tài chính đối với doanh nghiệp KH&CN đã được thành lập và doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển thông qua các hoạt động R&D tạo sản phẩm mới bổ sung vào danh sách sản phẩm KH&CN của doanh nghiệp.
- Nhóm giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông, phổ biến thông tin.
- Xây dựng chuyên mục thông tin về doanh nghiệp KH&CN trên trang thông tin điện tử của sở KH&CN. Trung tâm Tin học và thông tin KH&CN thuộc sở sẽ là đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý để cung cấp thông tin đầy đủ về chính sách, chương trình hỗ trợ đối với doanh nghiệp KH&CN. Tăng cường phổ biến các văn bản chính sách về doanh nghiệp KH&CN, về đổi mới công nghệ thông qua hội thảo, hội nghị và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Nhóm giải pháp thứ ba: Tăng cường hỗ trợ thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp KH&CN.
Hỗ trợ các tổ chức cá nhân nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, sản phẩm mới làm cơ sở thành lập doanh nghiệp KH&CN. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân về các điều kiện pháp lý cần thiết để thành lập doanh nghiệp KH&CN sau khi đã nghiên cứu thành công các sản phẩm mới.
- Nhóm giải pháp thứ tư: Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp và tổ chức KH&CN
Các tổ chức KH&CN công lập có chức năng nghiên cứu phát triển chú trọng thương mại kết quả nghiên cứu. Cơ quan quản lý trực tiếp tổ chức KH&CN công lập đánh giá hiệu quả hoạt động quả tổ chức KH&CN thông qua hiệu quả thương mại kết quả nghiên cứu.
3. Xây dựng bản thảo sổ tay hỏi đáp về hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ