Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


Cơ quan chủ trì
Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ
Chủ nhiệm
Ngô Tố Dụng
Cán bộ tham gia
(1) Ngô Tố Dụng; (2) Phùng Văn Quang; (3) Đỗ Ngọc Tuấn; (4) Tạ Gia Lương; (5) Vũ Anh Tuấn; (6) Nguyễn Việt Tiến; (7) Nguyễn Trường Sơn; (8) Nguyễn Trọng Tấn; (9) Nguyễn Thị Quỳnh Nga; (10) Nguyễn Thị Hương Giang.
Mục tiêu

 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, giáo dục của các cơ quan chức năng đối với đối tượng thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Xây dựng mô hình quản lý đối tượng thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại 03 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


Kết quả thực hiện

 1. Đánh giá thực trạng quản lý, giáo dục đối tượng thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015

Qua thực tế công tác xét xử và theo dõi, nắm tình hình công tác thi hành án hình sự, trong đó có thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và theo kết quả điều tra, khảo sát, đề tài đã đánh giá thực trạng quản lý, giáo dục đối tượng thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh như sau:

- Công tác thi hành án (THA) nói chung, trong đó có thi hành án phạt tù cho hưởng án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ (CTKGG) trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi cơ bản như: Kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nông nghiệp. Văn hoá – xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, đời sống vật chất , tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên; quốc phòng, an ninh được giữ vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, dân chủ trong đời sống xã hội ngày càng được mở rộng và đảm bảo.

- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác thi hành án phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ ở các địa phương trong tỉnh cũng gặp một số khó khăn nhất định.Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên phạm vi toàn quốc cũng như trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, xuất hiện những tội phạm mới có chiều hướng gia tăng. Cùng với đó, một số phải thi hành án CTKGG và án treo trên địa bàn tỉnh cũng tăng theo, đồng thời tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự và ổn định xã hội.

Nhìn chung, công tác quản lý đối tượng thi hành án phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua mặc dù còn những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục, song về cơ bản, công tác này đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

3. Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm

Đề tài đã xây dựng mô hình thí điểm về Quản lý đối tượng thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh ở 03 địa phương: Phường Nông Trang (Thành phố Việt Trì), xã Hương Lung (huyện Cẩm Khê), thị trấn Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn).

Mô hình hoạt động dựa trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện đúng pháp luật hiện hành trong lĩnh vực thi hành án treo và cải tạo không giam giữ. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của ngành dọc cấp trên và chính quyền địa phương. Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn vững mạnh.

Nội dung hoạt động của mô hình bao gồm quy trình bàn giao tiếp nhận đối tượng; quản lý, giám sát, giáo dục, cảm hoá đối tượng.

Sau khi triển khai thực nghiệm mô hình, kết quả cho thấy mô hình thực nghiệm có hiệu quả. Cụ thể:

- Mô hình quản lý đối tượng thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương hoạt động đã có nhiều chuyển biến tích cực, đúng pháp luật, tốt hơn, hiệu quả hơn so với trước đây.

Uỷ ban nhân dân và cán bộ trực tiếp quản lý đã nắm được chính xác số lượng đối tượng địa phương mình quản lý, biết họ phạm tội gì, án treo hay cải tạo không giam giữ, thời gian thi hành án bao nhieu, tìm hiểu biết rõ nguyên nhân và hoàn cảnh của đối tượng để có biện pháp giáo dục phù hợp. Không xảy ra tình trạng tái phạm tội, vi phạm pháp luật hoặc không chấp hành các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú; chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đối tượng tại địa phương được nâng lên một bước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Từ những kết quả trên đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đối tượng thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

4. Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trên cơ sở lý luận và từ thực tiễn công tác quản lý, giáo dục đối tượng thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương, căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác này trên địa bàn tỉnh, đề tài đã nghiên cứu đề xuất 5 nhóm giải pháp. Cụ thể như sau:

- Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đưa vào nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, đưa nội dung này trở thành công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước một cách phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Nhóm giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Thấm nhuần quan điểm: “Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”, từ đó xác định việc học tập và tuyên truyền pháp luật trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân là một nhiệm vụ rất quan trọng, phải duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp, giúp cho nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên.

Tập trung tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ các cơ quan nội chính của tỉnh, cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn và nhân dân về pháp luật hình sự nói chung và Luật thi hành án hình sự nói riêng. Phải đề cao và phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chỉ đạo điều hành của chính quyền.

Làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi hành án hình sự và hoà nhập cộng đồng.

- Nhóm giải pháp về đổi mới quy trình, phương pháp bàn giao, tiếp nhận, quản lý đối tượng và chế độ thông tin, báo cáo

+ Về quy trình, phương pháp bàn giao, tiếp nhận đối tượng:

          Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn: Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Luật thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn về công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ.

          Đối với các ngành có liên quan: Viện kiểm soát nhân dân cấp huyện phải kiểm sát chặt chẽ việc lập và bàn giao hồ sơ thi hành án. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện theo dõi, đồng thời Viện kiểm soát nhân dân cấp huyện kiểm soát chặt chẽ việc chuyển người chấp hành án đến nơi cư trú mới (nếu có) để tiếp tục chấp hành án và tính thời hạn của người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ.

+ Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo: UBND các xã, phường, thị trấn phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo với Công an cấp huyện để theo dõi, nắm tình hình và tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành, thị. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo công an, tư pháp và cán bộ được phân công trực tiếp quản lý, theo dõi đối tượng phải thường xuyên, cập nhật, kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể, chính xác, tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện và công an huyện, thành, thị.

- Nhóm giải pháp về công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

Các cơ quan trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Luật thi hành án hình sự, Nghị định của Chính phủ và thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành chức năng có liên quan trong lĩnh vực này. UBND các xã, phường, thị trấn cần tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự, phối hợp thường xuyên với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Toà án nhân dân cấp huyện. Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm về các dạng vi phạm trong lĩnh vực quản lý đối tượng thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ để cán bộ, Kiểm sát viên nghiên cứu, vận dụng trong quá trình kiểm sát việc rút ngắn thời gian thử thách, xét giảm, miễn thời hạn hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian tới.

- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đến nhiệm vụ thi hành án hình sự nghiên cứu, xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật một cách kịp thời và đồng bộ để thực hiện thống nhất. Sớm ban hành quy chế giám sát và chế tài thực hiện của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên và chính quyền các cấp trong công tác quản lý đối tượng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ.


Thời gian
4/2015 – 12/2016
Kinh phí
Lượt xem: 1404



BÀI VIẾT KHÁC
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Ngày 17/10/2024
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 16/10/2024
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ

Ngày 15/10/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0