Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 20/10/2016
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam


 Cá chình là loài có giá trị kinh tế rất cao, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được ưu chuộng. Nghề nuôi cá chình bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1879, tiếp theo là ở Ý, Pháp và sau đó ở Đài Loan (1952), Trung Quốc (1973). Ở Việt Nam, cá chình được nuôi lần đầu tiên vào năm 2000 ở Bình Định và Phú Yên, sau đó, nhanh chóng được phát triển tại các tỉnh phía Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Năm 2010, Cà Mau và các tỉnh lân cận có hơn 700 ha ao nuôi cá chình. Nhìn chung, nuôi cá chình đem lại hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng phát triển ở nhiều nơi trên khắp cả nước.

 

Để chủ động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá chình tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2014, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III do ThS. Hoàng Văn Duật đứng đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài là nhằm xây dựng quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thức ăn nuôi cá chình (giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm) từ một số nguyên liệu ở Việt Nam có bổ sung enzym nhằm hạn chế nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá chình tại Việt Nam.

Một số kết quả nổi bật của đề tài:
- Đã xác định được 10 loại nguyên liệu phù hợp với đặc điểm tiêu hóa của cá chình. 
+ Tỷ lệ tiêu hóa protein invitro của cá chình đối với gluten (88%); bột huyết (79,44%); bột xương thịt (58,36%); bột cá (56,01%); bột nhộng tằm (50,46%), bột đậu nành và bột nấm men cho hệ số tiêu hóa thấp nhất (24,93% và 33,53%).
+ Tỷ lệ tiêu hóa tinh bột invitro của cá chình cao nhất là bột khoai mì (49,83%); cám gạo (31,73%); bột bắp (21,22%); thấp nhất là bột đậu nành (9,83%).
- Đã xác định công thức thức ăn cho cá chình giống (G-v và G-b), thành phần gồm: bột cá Kiên Giang 28%, bột huyết 14,5%, bột nấm men 4,0%, bột trùn quế 7,3%, bột gluten 18%, bột khoai mì 5,0%, bột bắp 11%, dầu đậu nành 0,2%, dầu cá 0,5%, vitamin C 0,5%, chất kết dính 5,0%, chất phụ gia 4,0% và Enzym Feed 1,5%.
- Đã xác định được công thức thức ăn cho cá chình thương phẩm (TP-v và TP-b) thành phần gồm: bột cá Kiên Giang 20,0%, bột huyết 14,0%...
- Đã thiết kế, lắp đặt bổ sung và vận hành thiết bị sản xuất thức ăn cá chình công suất 500 kg/giờ.
- Đã xây dựng quy trình sản xuất thức ăn cho cá chình giống (G-v và G-b), sử dụng dây chuyền công suất 500 kg/giờ, sản lượng 800 tấn/năm, đạt các chỉ tiêu như kích thước viên, hàm lượng protein và độ ẩm.
- Đã xây dựng quy trình sản xuất thức ăn cho cá chình thương phẩm (TP-v và TP-b) sử dụng dây chuyền có công suất 500 kg/giờ, sản lượng 800 tấn/năm, đạt các chỉ tiêu đề ra.
- Đã sản xuất được 5.300 kg thức ăn cho cá chình giống (bột mịn: 2.700 kg, viên nổi 2.600) và 30.500 kg thức ăn cá chình thương phẩm (bột mịn 15.300 kg, viên nổi 15.200 kg).
- Mô hình sản xuất thức ăn cho cá chình có giá thành 41,81 triệu đồng/tấn thấp hơn thức ăn nhập ngoại từ Trung Quốc (54 triệu đồng/tấn) là 23%. Giá bán 44 triệu đồng/tấn (thấp hơn thức ăn nhập ngoại 18%). Lợi nhuận 1,75 tỷ đồng/năm, thời gian hoàn vốn đầu tư (kể cả vốn lưu động) là 58 tháng.

Tóm lại, mô hình sản xuất thức ăn cho cá chình do đề tài nghiên cứu đã xây dựng, cũng như việc sử dụng nguồn thức ăn này không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 111053/2015) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Lượt xem: 109



BÀI VIẾT KHÁC
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030

Ngày 31/12/2024
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam
Xây dựng cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại: Một nhu cầu cấp bách của Việt Nam

Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.

Ngày 30/12/2024
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực phát triển khoa học công nghệ

Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Ngày 27/12/2024
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.

Ngày 20/12/2024
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Ngày 18/12/2024
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Chương trình Net Zero, hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngày 16/12/2024
Lịch tiếp công dân Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0