- Nghiên cứu cải tiến bếp khí hoá nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bếp khí hoá ở quy mô công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, với công suất 15.000 chiếc/năm.
1. Nghiên cứu, cải tiến bếp khí hoá
Trên cơ sở kế thừa những sản phẩm đã có sẵn, dự án đã tiến hành nghiên cứu cải tiến, sản xuất thử nghiệm buồng đốt, lựa chọn vật liệu và chế tạo thùng cấp liệu, lắp đặt hệ thống cung cấp gió, và cải tiến cách tháo lắp bếp. Dự án đã lựa chọn ra được loại buồng đốt, chế tạo thùng cấp liệu, lắp đặt hệ thống cung cấp gió đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, có hiệu suất sinh nhiệt và tốc độ đun nấu tốt nhất; độ bền cao, khả năng chịu va đập tốt thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lắp đặt và sử dụng. Dự án cũng tiến hành cải tiến cách tháo lắp bếp khí hoá tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa bếp, nâng cao khả năng khí hoá và giảm giá thành sản phẩm, phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức thu nhập của người nông dân Việt Nam.
2. Đánh giá kết quả của bếp khí hoá sau cải tiến, hiệu chỉnh và hoàn thiện bếp khí hoá
Qua phân tích, đánh giá các kết quả thử nghiệm trên các bếp có sẵn, khi sử dụng cùng một phương pháp đánh giá phân tích, sử dụng cùng một loại nhiên liệu, trong điều kiện thí nghiệm như nhau, dự án đã nghiên cứu tổng kết ra các kết luận về sự phát thải trong quá trình sử dụng bếp:
- Bếp khí hoá là loại bếp có lượng phát thải CO và PM-2.5 thấp và có độ an toàn cao.
- Về giá trị hệ số phát thải, bếp khí hoá có hệ số phát thải CO lớn hơn một chút so với bếp truyền thống (hệ số phát thải PM-2.5 gần bằng so với bếp truyền thống).
- Bếp khí hoá là loại bếp có thời gian khởi động (nhóm lửa) rất nhanh và cho hiệu suất nhiệt cao nhất.
3. Cải tạo mở rộng nhà xưởng, bố trí, lắp đặt các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất bếp khí hoá ở quy mô công nghiệp
Dự án đã tiến hành cải tạo mặt bằng, xây dựng, mở rộng nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, kho thành phẩm, kho phế liệu, … Bên cạnh đó, còn đầu tư mua sắm trang thiết bị như máy cuốn tôn, máy hàn hơi, máy hàn MIC, hệ thống máy phun sơn, hệ thống điện, hệ thống nén khí , … để phục vụ cho sản xuất bếp.
Dự án còn cải tạo mở rộng trên diện tích đất 4.25 m2 thuê lại của Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Lực tại Phường Thanh Miếu - Việt Trì - Phú Thọ. Dự án đã quy hoạch cải tạo để đầu tư mở rộng nhà điều hành, hệ thống nhà xưởng, kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, đường bộ, cây xanh tạo cảnh quan, môi trường đồng bộ và liên hoàn, thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước, xử lý nước thải và rãnh thoát nước đảm bảo yêu cầu và vệ sinh môi trường.
4. Tổ chức sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bếp khí hoá với quy mô công nghiệp
a. Quy trình công nghệ chế tạo vỏ buồng đốt
Chuẩn bị phôi trước khi gia công: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và yêu cầu của vỏ buồng đốt mà phôi được lựa chọn: Vỏ được làm bằng thép tấm CT3 dày 1,5 mm. Đường ống dẫn không khí đi vào và đường ống dẫn hỗn hợp khí đốt đi ra được làm bằng ống thép đúc 34x3,0. Bốn chân đỡ được làm bằng thép U50.
b. Quy trình công nghệ chế tạo lõi buồng đốt
Chuẩn bị phôi trước khi gia công: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và yêu cầu công nghệ mà phôi của lõi buồng đốt được lựa chọn là thép thấm CT3 dày 1,0 mm.
Trình tự các nguyên công: nguyên công làm sạch xỉ hàn, ba via và sơn chống rỉ.
c. Quy trình công nghệ chế tạo nắp đậy
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và yêu cầu công nghệ mà phôi của nắp đậy được lựa chọn là thép tấm CT3 dày 1,5mm.
d. Quy trình công nghệ chế tạo hệ thống cung cấp gió và đường ống dẫn khí
Chuẩn bị vật tư, thiết bị: Quạt gió 7,5V - 15W; Ống nhựa D34, ống kẽm D34, ống thép D74; Nối góc 900, ba chạc 900, cút nối ren; Van gạt nhựa D34; Van gạt kim loại D34, D21.
Trình tự các nguyên công: Cắt ống theo kích thước yêu cầu; Tiện ren hai đầu các đoạn ống kẽm D34; Gia công bộ lọc hơi nước bằng ruột gà; Lắp ráp hệ thống đường ống theo bản vẽ thiết kế; Kiểm tra độ kín khít của hệ thống đường ống.
e. Quy trình công nghệ chế tạo bếp đốt
- Quy trình công nghệ chế tạo giá đỡ:
Chuẩn bị phôi trước khi gia công: Thép góc L25x25 dày 3mm; Thép tấm CT3 dày 1,5 mm.
- Quy trình công nghệ chế tạo mặt đá:
Chuẩn bị phôi trước khi gia công: đá granite dạng tấm dày 18 mm.
- Quy trình công nghệ chế tạo kiềng bếp
Chuẩn bị phôi trước khi gia công: Chân kiềng được làm bằng thép vuông đặc 10x10; Thép tấm CT3 dày 1,5 mm.
- Lựa chọn mặt đốt hồng ngoại và thiết bị đánh lửa: Mặt đốt hồng ngoại của bếp được làm bằng thép cacbon chịu nhiệt; Thiết bị đánh lửa được lựa chọn là hệ thống đánh lửa Magneto như các bếp gas thông dụng.
Dự án đã sản xuất thử nghiệm thành công quy trình sản xuất bếp hoá khí phù hợp với điều kiện và quy mô sản xuất. Quy trình sản xuất từng chi tiết, cụm chi tiết của bếp hoá khí đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật, sản xuất ra những chiếc bếp có độ bền và độ tin cậy cao, đảm bảo thẩm mỹ và có giá thành phù hợp với điều kiện của người dân vùng nông thôn.
|5. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ
Dự án đã đào tạo, tập huấn cho 6 cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành ứng dụng công nghệ sản xuất bếp với nội dung như kỹ thuật vận hành máy móc thiết bị, kỹ thuật gia công chế tạo sản phẩm, an toàn lao động.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Mỳ rau, củ Thực phẩm xanh Lâm Thao" cho sản phẩm mỳ rau, củ của Hợp tác xã Thực phẩm xanh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho một số doanh nghiệp/Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng ĐH12 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” cho sản phẩm bưởi đặc sản của tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ