Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Vù Hương (Cinnamomum balanse H.Lee) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


Cơ quan chủ trì
Trung tâm Khoa học Lâm Nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
Chủ nhiệm
KS. Nguyễn Văn Thông Th.S Nguyễn Viễn
Cán bộ tham gia
Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Thị Nhung, NGuyễn Viễn,Nguyễn Văn Thảo, Trần Đăng Hùng, Đào Hùng Mạnh, Phạm Quang Tiến
Mục tiêu

 1. Mục tiêu chung

          Bảo tồn và phát triển cây Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm bảo tồn nguồn gen hướng tới công tác cải thiện giống cây Vù hương và bổ sung loài cây trồng quý hiếm vào cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh Phú Thọ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập hợp và lưu giữ nguồn gen loài Vù hương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Ninh Bình tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai ( nay là Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ) và Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ.

- Tăng cường tính đa dạng di truyền và các nguồn gen quý hiếm phục vụ công tác cải thiện giống loài cây Vù hương.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu về bảo tồn cây rừng.

- Xây dựng 0,3 ha vườn vật liệu giống (các cây đầu lòng) phục vụ công tác nhân giống sinh dưỡng cây Vù hương.

- Xây dựng 12 ha quần thụ bảo tồn.


Kết quả thực hiện

 1. Điều tra, mô tả, đánh giá tình hình phát triển và sự nguy cấp của cây Vù hương, xác định và lập hồ sơ cây đầu dòng trên địa bàn 3 tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang và Ninh Bình

a. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái

Đề tài đã điều tra được 53 cây Vù hương, đây là loài cây gỗ lớn thường xanh, cao từ 20 ÷ 30 m, đường kính có thể đạt trên 2m. Vù hương có than tròn, thẳng, gốc phình to (số cây có than thẳng là 42/53 cây chiếm tỷ lệ 79,2%). Vỏ cây màu nâu xám, nứt và bong từng mảnh nhỏ, thịt vỏ dày 3 ÷ 7 cm, màu vàng xám nhạt. Cành non thô, tròn, có cạnh, màu lục xám. Chồi lá hình trứng, vảy chồi có long màu gỉ sắt. Toàn thân có mùi thơm.

Lá đơn mọc cách, dài 6 ÷ 15 cm, rộng 3 ÷ 8 cm, phiến lá nguyên, cứng, hình trứng, bầu dục hoặc trái xoan. Đầu lá có mũi lá tù ngắn, gốc lá hình nêm. Mặt bóng. Tán lá thường tròn đều. Hoa lưỡng tính hợp thành cụm chuỳ hay tán, mỗi cụm có 5 ÷ 10 hoa màu trắng ở đầu cành, sau do cành tiếp tục phát triển nên cụm hoa ở nách lá. Hoa có cuống dài 1,5 ÷ 2 cm, khi hình thành quả dài 3 ÷ 5 cm. Quả hình trái xoan, đường kính quả từ 1,2 ÷ 1,6 cm, dài 2,5 ÷ 3,0 cm, gốc quả có đế hình cốc để ôm lấy quả.

b. Nghiên cứu về vật hậu

Quả Vù hương là loại quả thịt, có màu xanh vàng khi non, khi chin vỏ quả chuyển sang màu nâu đen và mềm. Quả xanh có trọng lượng 180 ÷ 200 quả/kg, quả chin từ 280 ÷ 300 quả/kg.

Hạt Vù hương có màu đen, tròn hoặc hình trái xoan, có lớp vỏ gỗ dày và cứng,  hạt có đường kính từ 0,6 ÷ 0,8 cm, trọng lượng hạt từ 1.400 ÷ 1.600 hạt/kg. Cây Vù hương ra hoa vào tháng 1 ÷ 3, quả chin vào tháng 10 ÷ 12.

c. Nghiên cứu về phân bố và tái sinh tự nhiên của cây Vù hương

Đề tài đã điều tra được 53 cây Vù hương tại địa bàn 4 tỉnh: Phú Thọ (29 cây), Yên Bái (6 cây), Tuyên Quang (16 cây), Ninh Bình (2 cây). Các cây Vù hương được điều tra trong đề tài chủ yếu là trong vườn các hộ gia đình (45/53 cây), còn ở ngoài tự nhiên số lượng còn rất ít (8/53 cây), trong đó chủ yếu nằm trong hai khu vực cấm khai thác là Khu di tích lịch sử Đền Hùng và vườn quốc gia Cúc Phương. Khả năng tái sinh tự nhiên của Vù hương rất kém. Trong 53 cây đã điều tra thì có 15 cây có tái sinh tự nhiên. Toàn bộ cây tái sinh đều có nguồn gốc từ hạt, mọc xung quanh gốc cây mẹ, sinh trưởng khá tốt, tỷ lệ cây sinh trưởng xấu ít, chủ yếu là những cây mọc quá gần gốc mẹ.

2. Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Vù hương

a. Kết quả thử nghiệm gieo hạt

Đề tài đã chọn thử nghiệm xử lý hạt giống ở 4 mức nhiệt độ (nhiệt độ ban đầu) như sau: 200C, 300C, 400C, 500C; thời gian ngâm hạt 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ

Sau khi xử lý hạt giống ta gieo với hai cách như sau:

- Gieo hạt trên luống cát ẩm hoặc luống đất đến khi hạt nảy mầm được 2 lá thì nhổ cấy vào bầu.

- Ủ hạt trong cát ẩm đến khi hạt nứt nanh thì mang gieo trực tiếp vào bầu, lưu ý khi cấy hạt để hạt nằm ngang hoặc phần mầm rễ nhú ra xuống dưới và lấp đất dày từ 1 ÷ 2 cm. Cần tưới ẩm bầu trước khi cấy hạt.

b. Sinh trưởng của vườn vật liệu giống

Vườn vật liệu giống được trồng vào tháng 4/2011 với tổng cộng 3000 cây trên diện tích 0,3 ha. Vườn được trồng dặm liên tục đảm bảo tỷ lệ sống của các cây Vù hương trong vườn luôn ≥ 98%. Hàng năm, vườn vật liệu đốn ngọn từ 3 - 4 lần với chiều cao để lại của cây Vù hương trong vườn vật liệu giống từ 1 - 1,2 m.

Số lượng hom có thể cung cấp chênh lệch nhau khá lớn. Vì vườn vật liệu được trồng tháng 4/2011 số lượng hom chỉ đạt 830 hom, sang năm 2012 số lượng hom tăng trưởng vượt trội đạt 9560 hom. Từ năm 2013 trở đi, vườn vật liệu đã ổn định, do vậy số lượng hom có thể cung cấp đã cân bằng và đạt trên 20.000 hom/năm.

c. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm giâm hom

Đề tài đã thử nghiệm giâm hom 05 đợt với 3 loại thuốc kích thích ra rễ à IAA, IBA, NAA với 4 nồng độ 0,5%; 1,0%; 1,5%; 2,0% và đối chứng không sử dụng thuốc kích thích. Kết quả cho thấy, hom Vù hương rất khó sản xuất hom đại trà vì tỷ lệ sống và ra rễ rất thấp, tỷ lệ ra nốt mô sẹo cũng không cao.

Tất cả các nồng độ thuốc của 3 công thức thử nghiệm và công thức đối chứng (không dùng thuốc) đều ra mô sẹo tối thiểu từ 35,4% trở lên, cao nhất là 80,3% (thuốc IBA nồng độ 1,5%). Tỷ lệ ra rễ đạt thấp nhất 30,3% (đối chứng) trở lên cao nhất 68,5% (thuốc IBA nồng độ 1,5%). Tỷ lệ % hom sống khi ra rễ cấy vào bầu sau 15 ngày đạt từ 27,1% trở lên cao nhất 60,6% (thuốc IBA nồng độ 1,5%). Tỷ lệ ra rễ của công thức thuốc theo các loại nồng độ cũng không ổn định.

Qua các đợt theo dõi thử nghiệm hom, nhóm đề tài hom Vù hương có thể ra rễ ngay cả khi không dùng thuốc kích thích nhưng có sự chênh lệch cao về tỷ lệ ra mô sẹo, ra rễ nên đề tài khuyến cáo có thể chọn các loại thuốc để sử dụng giâm hom như: IAA (indol axetic axit) nồng độ 1,0% và 1,5%; IBA (indol butirtic axit) nồng độ 1,5%; NAA (naphtalen axetic axit) nồng độ 1,5%. Trong đó, thuốc IBA nồng độ 1,5% có tỷ lệ ra rễ cao nhất 68,5%.

3. Kết quả xây dựng mô hình bảo tồn cây Vù hương

a. Tỷ lệ sống

 Các xuất xứ Vù hương được trồng với mật độ ban đầu là 550 cây/ha (Đoan Hùng) và 833 cây/ha (Xuân Sơn).

b. Sinh trưởng các xuất xứ Vù hương trồng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Qua kết quả đo đếm đường kính gốc (D0) của cây Vù hương ở ba xuất xứ khác nhau được trồng ở VQG Xuân Sơn là Tuyên Quang, Ninh Bình, Phú Thọ cho thấy: Xuất xứ Vù hương Tuyên Quang có khả năng sinh trưởng về D0 cao nhất là 0,87 cm và có hệ số biến động là 12,48%. Tiếp sau đó là xuất xứ Vù hương Ninh Bình có khả năng sinh trưởng về D0 là 0,51 cm với hệ số biến động là 15,16 %. Tiếp sau là xuất xứ Vù hương Phú Thọ có khả năng sinh trưởng về D0 thấp nhất ô với hai xuất xứ Tuyên Quang, Ninh Bình với D0 là 0,39 cm và có hệ số biến động là 12,21%.

Qua kết quả đo đếm chiều cao của cây Vù hương ở ba xuất xứ khác nhau là Tuyên Quang, Ninh Bình, Phú Thọ cho thấy: Xuất xứ cây Vù hương Tuyên Quang có khả năng sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) cao nhất là 0,91 cm với hệ số biến động là 13,48%. Tiếp sau đó là xuất xứ Vù hương Ninh Bình có khả năng sinh trưởng về Hvn là 0,50 cm với hệ số biến động là 16,51%. Tiếp sau là xuất xứ Vù hương Phú Thọ có khả năng sinh trưởng về chiều cao thấp nhất so với hai xuất xứ Tuyên Quang, Ninh Bình với Hvn là 0,38 cm nhưng lại có hệ số biến động lớn nhất so với hai xuất xứ trên là 24,41%.

Về chất lượng, có thể thấy rằng xuất xứ Vù hương khác nhau cho chất lượng cây không giống nhau. Xuất xứ Ninh Bình có tỷ lệ cây tốt là cao nhất nhưng ngược lại thì chất lượng cây xấu của xuất xứ này cũng nhiều nhất so với 2 xuất xứ Tuyên Quang, Phú Thọ.

c. Sinh trưởng của các xuất xứ Vù hương trồng tại Đoan Hùng

Xuất xứ Vù hương Tuyên Quang có khả năng sinh trưởng về D0 cao nhất là 1.08 cm và có hệ số biến động là 15,59%. Tiếp theo là xuất xứ Vù hương Ninh Bình có khả năng sinh trưởng về D0 là 0,54 cm với hệ số biến động là 10,69%. Tiếp sau là xuất xứ Vù hương Phú Thọ có khả năng sinh trưởng về đường kính thấp nhất với D0 là 0,37cm và có hệ số biến động là 11,73%.

Qua kết quả đo đếm chiều cao của cây Vù hương ở ba xuất xứ khác nhau  cho thấy: Xuất xứ Vù hương Tuyên Quang có khả năng sinh trưởng về Hvn cao nhất là 0,98 cm với hệ số biến động là 13,66%. Tiếp theo là xuất xứ Vù hương Ninh Bình có khả năng sinh trưởng về Hvn là 0,47 cm với hệ số biến động cao nhất so với xuất xứ Vù hương Tuyên Quang và Phú Thọ là 17,80%. Cuối cùng là xuất xứ Vù hương Phú Thọ có khả năng sinh trưởng về chiều cao thấp nhất với Hvn là 0,32 cm và có hệ số biến động là 17,20%.

Sinh trưởng của cả 3 xuất xứ Vù hương khác nhau trồng tại Đoan Hùng cho thấy chất lượng cây ở xuất xứ Tuyên Quang có tỷ lệ cây tốt là cao nhất và có tỷ lệ cây xấu là thấp nhất so với 2 xuất xứ Ninh Bình và Phú Thọ.

d. Sinh trưởng của các loài cây bản địa trồng hỗn giao với Vù hương

Tỷ lệ sống của Sồi phảng và Re gừng giảm theo từng năm nhưng không nhiều. Sau 2 năm trồng tỷ lệ sống của 2 loài đều có giá trị lớn (˃85%).

e. Kết quả nghiên cứu về tính chất đất

Sau thời gian xây dựng mô hình, đất ở Đoan Hùng và Vườn quốc gia Xuân Sơn đều chua hơn. Hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng đa lượng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân có thể là do quá trình xây dựng mô hình còn ngắn, chưa tạo nên sự thay đổi đáng kể về điều kiện sinh thái cũng như điều kiện bảo vệ đất. Nếu chọn các loài cây sinh trưởng nhanh, tán dày kín, chóng khép tán thì quá trình phục hồi đất sẽ nhanh hơn.

4. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Vù hương

a. Đặc điểm sinh học

Cây Vù hương (Cinnamomun balansae H.Lec), thuộc họ Re (Lauraceae) tên khác là cây Gù hương.

Vù hương là loài cây gỗ lớn thường xanh, cao 20 - 30 m, đường kính có thể trên 2m. Thân tròn thẳng, gốc phình to. Vỏ màu nâu xám, nứt và bong từng mảng nhỏ, thịt vỏ dày 3 - 7 cm, màu vàng xám nhạt, cành non thô, tròn, có cạnh màu lục xám.

Nơi sống và sinh thái: cây thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới ẩm; thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ 20 - 30 0C, về thổ nhưỡng thích hợp núi đất hoặc núi đá vôi, tầng đất dày, thoát nước, nhiều mùn. Về phân bố là cây đặc hữu của Việt Nam.

Về giá trị: thân, cành lá có nhiều tinh dầu với thành phần chính là long não dùng để chế biến dầu gió, làm dược liệu, hương liệu. Gỗ tốt không mối mọt, được ưa chuộng làm đồ gia dụng.

b. Điều kiện gây trồng

- Gây trồng ở một số tỉnh miền Băc, nên trồng ở các vùng thấp, ven chân đồi.

- Cây Vù hương có thể trồng các loại đất có tính chất đất rừng.

c. Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống

- Chọn giống: Chọn cây thân thẳng, tán rộng, đều không bị sâu bệnh và đã có từ ba vụ quả trở lên. Phải lấy hạt từ cây giống, từ vườn giống hoặc rừng giống.

- Thu hái hạt giống: chủ yếu là thủ công dùng sào có buộc ngoắc ở đầu để ngoắc từng chùm khi quả chuyển màu hoặc nhặt hạt khi quả chin rụng xuống.

- Chế biến và bảo quản hạt: Khi thu hái về cần loại bỏ tạp chất, quả nhỏ, đế quả, ủ quả vào cát ẩm từ 4 – 6 ngày cho vỏ quả nũa rồi đem đãi sạch vỏ, đem gieo ươm ngay hoặc bảo quản.

Cách bảo quản trong cát ẩm: Trộn đều hạt trong cát ẩm 2÷4% với tỷ lệ 1 hạt/2 cát sau đó vun thành luống cao 15÷20cm, trên mặt cần giải thêm 1 lớp cát mỏng khoảng 1÷2 cm để phủ kín hạt, khoảng 5÷7 ngày đảo một lượt và phun thêm nước cho đủ ấm. Thời gian bảo quản chỉ được khoảng 15÷20 ngày vì hạt nhanh mất sức nảy mầm.

- Kỹ thuật tạo cây con:

+ Chọn, lập vườn ươm: Chọn vườn ươm gần nơi trồng rừng và tiện cho việc vận chuyển cây con, vườn ươm phải có hàng rào bảo vệ, bằng phẳng, đảm bảo độ chiếu nắng, gần nguồn nước, đất tốt.

+ Tạo bầu: Tùy theo số tháng nuôi cây con mà chọn đường kính bầu.

+ Xử lý hạt và gieo ươm: Xử lý hạt ở nhiệt độ đầu là 300C ngâm trong 6 giờ là hiệu quả nhất sau khi ngâm hạt ta vớt ra rửa sạch và gieo hạt.

Gieo hạt: Gieo hạt trên luống cát ẩm hoặc luống đất đến khi hạt nẩy mầm được 2 lá thì nhổ cấy vào bầu; Có thể ủ hạt

 trong cát ẩm đến khi hạt nứt nanh thì mang gieo trực tiếp vào bầu.

+ Chăm sóc cây con: Khi gieo ươm cần làm giàn che vì thời gian đầu cây ưa bóng. Thời gian đầu cần tưới nước thường xuyên, sau 1 tháng tiến hành nhổ cỏ phá váng mặt bầu lần 1, khi cây cao được 10 cm có thể bón thêm NPK hoặc phân vi sinh. Khi phát hiện thấy có kiến hoặc sâu cuốn lá thì phun thuốc sâu trên mặt luống. Sau khi cây mầm đã lên được 2-3 lá thì cần xếp dồn bầu, loại bỏ bầu không có cây để dặm và tập trung chăm sóc cây con.

+ Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Cây sinh trưởng bình thường, phát triển cân đối, không sâu bệnh, chiều cao đạt trên 30 cm, đường kính gốc đạt trên 0,3 cm, tuổi cây đạt từ 6 tháng trở lên.

- Kỹ thuật nhân giống từ hom: Kỹ thuật nhân giống hom cần thực hiện từ khâu xây dựng vườn giống lấy hom, sau đó cắt tạo chồi cho cây giống, xây dựng khu giâm hom, cắt cành và giâm hom, chăm sóc hom giâm và cây hom. Mùa giâm hom nên bắt đầu từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11.

- Kỹ thuật trồng rừng: Cây Vù hương trồng hỗn giao với nhiều loại cây bản địa, mật độ trồng là 1100 cây/ha, tỷ lệ trồng hỗn giao là 1:1 hoặc 3:3. Vù hương cũng được trồng bổ sung theo rạch, theo hàng, theo đám. Sau khi trồng rừng, cần bảo vệ nghiêm ngặt tránh gia súc ăn lá và phá hoại cây trồng, phòng chống lửa rừng. 

Thời gian
60 tháng (T7/2010 đến T7/2015)
Kinh phí
1.778 triệu đồng
Lượt xem: 841



BÀI VIẾT KHÁC
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý toàn cầu (GIS) trong quản lý trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”

Ngày 23/08/2024
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 23/08/2024
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 26/06/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/05/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/05/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0