Ngày 17/10/2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã thành lập hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh dự án khoa học công nghệ “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” do Trung tâm Ứng dụng và Thông tin khoa học công nghệ là đơn vị chủ trì.
Thỏ New Zealand là một giống thỏ có nguồn gốc từ Mỹ có nhiều ưu điểm so với các giống thỏ thông thường như khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng về mặt dược phẩm … Chính vì vậy, việc tiếp thu và làm chủ được các tiến bộ về quy trình công nghệ trong việc sinh sản và nuôi thương phẩm giống thỏ New Zealand này sẽ là một hướng đi mới góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
Sau gần hai năm triển khai thực hiện, với sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan quản lý các cấp, các đơn vị phối hợp đặc biệt là Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (đơn vị chuyển giao công nghệ), dự án đã đạt được các mục tiêu đặt ra đó là xây dựng được mô hình chăn nuôi thỏ khép kín từ sinh sản đến thương phẩm quy mô 200 con bố mẹ và 5000 con thương phẩm; xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm thỏ New Zealand theo hướng hàng hoá phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh; đào tạo các kỹ thuật viên, tập huấn cho người dân nắm vững quy trình sinh sản và nuôi thương phẩm.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao mô hình dự án bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời khẳng định đây là cơ sở để các cơ quan, ban ngành quan tâm nhân rộng mô hình nhằm phát triển hơn nữa nghề chăn nuôi Thỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.