Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2019 được tổ chức tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ ngày 14 - 16/8/2019 với chủ đề "Đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo". Sự kiện quy tụ những diễn giả hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI), về công nghệ và khởi nghiệp cũng như các chuyên gia trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ, những người đam mê tìm tòi, học hỏi kiến thức về công nghệ AI.
Toàn cảnh Lễ khai mạc Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam AI4VN
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã bắt đầu ghi nhận xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của trí tuệ nhân tạo trong mọi mặt đời sống xã hội. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển này.
Trong bối cảnh đó, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) ra đời, được kỳ vọng trở thành một trong những nền tảng, động lực thúc đẩy sự lan tỏa và phát triển công nghệ AI tại Việt Nam thông qua việc kết nối các thành phần bên trong hệ sinh thái từ các viện nghiên cứu, trường đại học, tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp, start-up... đến cộng đồng AI. Sự kiện hướng tới mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI trong nhiều ngành kinh tế - xã hội trọng yếu tại Việt Nam như y tế, giáo dục, kinh doanh, thương mại, tài chính, nông nghiệp...
AI Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt
Chuỗi 10 sự kiện bao gồm các hội thảo, phiên thảo luận và cuộc thi Hackathon tại Ngày hội Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam 2019 bắt đầu khởi động từ ngày 14/8/2019 với mục tiêu xây dựng cộng đồng AI Việt Nam lớn mạnh.
Trong bài phát biểu khai mạc Ngày hội Al4VN sáng ngày 15/8/2019, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhận định, AI đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ này làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.
"Nhiều người Việt Nam đặt ra câu hỏi “Có thể dùng AI để vượt lên phía trước, trở thành quốc gia hùng cường hay không”? - Đó là bài toán chúng ta phải đi tìm lời giải", Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh.
Trong vài năm trở lại đây, AI Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, thể hiện rõ nhất ở các sản phẩm có hàm lượng AI xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên theo Thứ trưởng, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức chung như nhiều nước khác là thiếu cơ sở dữ liệu lớn, thiếu nguồn lực, doanh nghiệp làm AI còn ít. "Chúng ta có quyết tâm, mơ ước và một cộng đồng trí thức đoàn kết, sẵn sàng tiến lên phía trước dù chẳng có gì trong tay. Sự kiện này sẽ khơi gợi niềm đam mê AI với không chỉ cộng đồng người nghiên cứu, ứng dụng mà còn là động lực phát triển của cả các doanh nghiệp công nghệ", Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh.
Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc AI4VN
Sự lan toả mạnh mẽ của AI trong cộng đồng công nghệ
Về sự lan toả mạnh mẽ của AI trong cộng đồng công nghệ, Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Hoàng Minh Sơn cho rằng nhiều cá nhân và tổ chức đang nghiên cứu AI một cách riêng lẻ. Để tạo ra một lộ trình phát triển AI chuyên nghiệp, năm nay Đại học Bách Khoa mở thêm ngành trí tuệ nhân tạo, điểm đầu vào cao nhất trường với số lượng sinh viên hạn chế.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại sự kiện
Ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu đã được nghe 3 bài thuyết trình chuyên sâu của các chuyên gia đến từ những quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ về sự tác động của trí tuệ nhân tạo đến kinh tế - xã hội; xây dựng hệ sinh thái AI; phát triển AI bền vững.
Trong bài tham luận về kỷ nguyên AI, Tiến sĩ Hsu Hui Huang đến từ Đại học Tam Khang (Đài Loan) đã chia sẻ về cách Đài Loan vươn lên như một thị trường AI lớn tại châu Á. "Chúng tôi đầu tư mạnh cho công nghệ AI thông qua xây dựng các trung tâm nghiên cứu như AI Academy, tổ chức hỗ trợ hay cộng đồng AI", ông nói và cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đi theo "con đường AI" như vậy.
Sau phần tham luận của các chuyên gia nước ngoài, Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) tiếp tục với những phiên thảo luận chuyên về xây dựng cộng đồng AI; phát triển hạ tầng tính toán; xử lý ngôn ngữ tự nhiên; AI startups pitching. Buổi chiều diễn ra hội thảo AI trong 4 lĩnh vực du lịch, giáo dục, y tế, công nghệ tài chính.
PGS Stefano Ermon - chuyên gia về Khoa học máy tính đến từ Đại học Stanford với bài tham luận tại phiên khai mạc
Trong phiên trọng thể sáng ngày mai (16/8) sẽ diễn ra phần thảo luận bàn tròn giữa các CEO công nghệ hàng đầu Việt Nam đến từ các tập đoàn công nghệ lớn như FPT, VinAI..., cung cấp cho khán giả nhiều ý kiến xác đáng, có sức nặng về thực trạng phát triển ngành công nghiệp AI tại Việt Nam và các giải pháp để thúc đẩy lĩnh vực này.
Bên cạnh các hoạt động trình bày tham luận và thảo luận, AI4VN cũng dành khu vực đặc biệt để triển lãm và trình diễn công nghệ AI với hàng chục gian hàng theo chủ đề. Nhân dịp này, Tập đoàn FPT cũng ra mắt chương trình Cuộc đua số và biểu diễn xe tự hành./.
Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam AI4VN diễn ra trong ba ngày từ 14-16/8/2019 tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường Đại học Bách Khoa cùng Báo điện tử VnExpress đồng tổ chức. Chương trình mang đến cho cộng đồng nghiên cứu và phát triển AI tại Việt Nam những xu hướng, dự báo hướng đi phát triển AI trong các ngành công nghiệp; bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển hạ tầng kỹ thuật và hàm ý chính sách cho Việt Nam. |
Theo most.gov.vn
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.