Ngày 17/5/2023, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023 đã công nhận 19 sản phẩm (nhóm thực phẩm) đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Trong đó, tỉnh Phú Thọ có sản phẩm “Trà đinh cao cấp Hoài Trung” của Công ty TNHH chè Hoài Trung (xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba) được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia và là sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Thọ.
Sản phẩm “Trà đinh cao cấp Hoài Trung”
“Trà đinh cao cấp Hoài Trung” là sản phẩm an toàn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao của Nhật Bản và được đóng trong túi lưới lọc cao cấp, rất thuận tiện cho người sử dụng.
Để sản xuất được 1kg trà đinh khô cần ít nhất 7 - 8kg búp chè đinh nguyên liệu. Khi chè hái về không được sao ngay mà phải để hong khô trên giá tầm 4 - 5 giờ để loại bỏ nước trong búp chè. Thiết bị máy vò, máy sấy cũng cần phải thiết kế liên hoàn. Chè sau khi chế biến sẽ xoăn tít lại, đều và nhỏ như cái đinh nên gọi là trà đinh.
Sau khi chế biến, trà đinh sẽ được cắt nhỏ đóng túi lọc theo dây chuyền cao cấp của Nhật Bản
Nước trà đinh khi pha sẽ có màu vàng sánh tựa màu cốm non và mang một mùi hương dễ chịu, thanh thanh. Trà đinh ngon không chỉ ở hương mà còn ở vị chát dịu và ngọt thanh sau khi uống.
Nước trà đinh khi pha sẽ có màu vàng sánh
Sản phẩm “Trà đinh cao cấp Hoài Trung” được công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia sẽ giúp cho ngành chế biến chè hữu cơ của huyện Thanh Ba nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung vươn lên một tầm cao mới, mang lại giá trị kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 142 sản phẩm, nhóm sản phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 47 sản phẩm đạt 4 sao và 95 sản phẩm 3 sao. Mục tiêu trong Chương trình OCOP của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 sẽ tiêu chuẩn hóa, phát triển 228 sản phẩm chủ lực, đặc sản, đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn, chất lượng được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ hạng 3 sao trở lên (trong đó: 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao - sản phẩm quốc gia; 75 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 142 sản phẩm đạt hạng 3 sao - sản phẩm cấp tỉnh).
Theo phutho.gov.vn
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
Trong năm 2024-2025, Bộ KH&CN sẽ phối hợp với Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan tập trung xây dựng 17 tiêu chuẩn quốc gia về trí tuệ nhân tạo, cùng một số công nghệ mới như: Điện toán đám mây, Big Data…