Cây chè đã và đang khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Phú Thọ, do vậy tỉnh luôn khuyến khích doanh nghiệp, người dân liên kết cùng xây dựng vùng nguyên liệu sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây chè, tỉnh tập trung mở rộng diện tích thâm canh chè hữu cơ, chè an toàn sinh học. Mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến mẫu mã, bao bì, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ triển khai tại các địa phương đã mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển bền vững.
Mô hình thâm canh chè hữu cơ, an toàn sinh học ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê góp phần tăng năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ.
Tân Sơn là một trong những huyện có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển cây chè. Đảng bộ huyện xác định chè là cây trồng chủ lực để tạo ra bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Đặc biệt, huyện xác định đầu tư thâm canh tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm chè nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Được Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, 2 năm nay, cơ sở sản xuất, kinh doanh chè Kính Nữ, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn đã thay đổi phương pháp chăm sóc, thu hoạch, chế biến chè, toàn bộ diện tích chè hơn 2ha của gia đình được áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Quá trình phòng trừ sâu bệnh, dùng thuốc sinh học và thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng đối tượng sâu bệnh, đúng thuốc, đúng cách, đúng lúc. Bà Nguyễn Thị Nữ - Chủ cơ sở cho biết: “Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gia đình tôi tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn như bón phân hữu cơ, không phun thuốc trừ cỏ, chất lượng sản phẩm chè nâng lên”.
Cùng với đó, cơ sở còn được hỗ trợ máy móc chế biến, đóng gói chè xanh, bao bì, tem nhãn tích hợp mã QR code truy xuất nguồn gốc sản phẩm. So với trước đây, cơ sở sản xuất, kinh doanh chè Kính Nữ chủ yếu chỉ sơ chế sản phẩm cung cấp cho các đầu mối chế biến nhưng từ khi được ngành Nông nghiệp hỗ trợ đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm, giá trị bình quân 1kg tăng từ 40.000 đồng lên 200.000 đồng, gấp 5 lần so với trước đây.
Hiện nay mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến mẫu mã bao bì, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ đang được triển khai tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Ba, Phù Ninh, Thanh Thủy... tổng diện tích các mô hình trên 16ha. Với chính sách hỗ trợ, các cơ sở, sản xuất chế biến đã xây dựng được thương hiệu chè xanh đảm bảo các điều kiện tiêu thụ trên thị trường và các sàn thương mại điện tử. Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 15.000ha chè, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 14.000ha, sản lượng chè búp tươi đạt xấp xỉ 179.000 tấn. Việc ứng dụng phương pháp sản xuất hữu cơ và các giải pháp đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến mẫu mã bao bì, ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ, hình thành chuỗi liên kết sản xuất bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè.
Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, chế biến chè ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất; chuẩn hóa các nội dung, quy trình sản xuất để khi các sản phẩm đưa ra thị trường tuân thủ các điều kiện về chất lượng, tem, nhãn mác, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc.
Theo baophutho.vn
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Huyện Tân Sơn có gần 4.000ha chè, trong đó có tới 90% thuộc diện đang cho thu hoạch. Chè là một trong những loại cây trồng được xác định là cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Những năm qua, cùng với giữ ổn định diện tích chè, Tân Sơn luôn chú trọng nâng cao chất lượng, sản xuất chè an toàn.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngày 17/10, tại UBND xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lương đã tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Chè Phú Thọ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã Xuân Đài và xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.