Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 27/03/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Nâng cao năng suất chất lượng: Cần có chính sách phù hợp thúc đẩy vai trò các tổ chức KH&CN công lập


 Các tổ chức KH&CN công lập đóng vai trò lớn đối với việc thúc đẩy tăng năng suất chất lượng. Bởi, đây là nơi mà đội ngũ chuyên gia, chuyên viên khoa học công nghệ nghiên cứu, phát triển và tư vấn áp dụng các công cụ, tích hợp các hệ thống để giúp doanh nghiệp tăng năng suất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các chính sách để khuyến khích, phát triển tổ chức KH&CN công lập còn nhiều vấn đề bất cập và chưa có nhiều chính sách đặc thù riêng.

Theo chuyên gia của Viện năng suất Việt Nam, nhìn từ khía cạnh “cung”, các tổ chức KH&CN công lập là một công cụ chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách KH&CN quốc gia. Trình độ phát triển của hệ thống tổ chức này phản ánh trình độ KH&CN của đất nước. Sự khác biệt về mô hình tổ chức và định hướng hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của nền sản xuất trong nước và ưu tiên của Chính phủ trong từng giai đoạn.

Tại Việt Nam, pháp luật và chính sách hiện hành đối với loại hình tổ chức này tập trung chủ yếu vào quy định về cơ chế tự chủ và lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ. Hiện nay, chủ trương về tái cơ cấu, sắp xếp theo hướng chuyển dần các đơn vị theo mô hình doanh nghiệp KH&CN chỉ giữ lại những đơn vị phục vụ chức năng quản lý nhà nước đang được đẩy mạnh. Trong giai đoạn vừa qua, không nhiều tổ chức KH&CN thực hiện chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp KH&CN.

Thực tiễn hoạt động của các viện nghiên cứu sau khi chuyển đổi cho thấy, các đơn vị này tiếp tục gặp nhiều khó khăn cũng như những thách thức mới. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ gặp nhiều vướng mắc trong khâu thực thi; hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ được chuyển giao từ hoạt động KH&CN sang hoạt động sản xuất kinh doanh không có tính cạnh tranh. Đây cũng là khó khăn chung đối với các đơn vị trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ. Thiếu đầu tư chiều sâu nhằm tăng cường năng lực công nghệ và cơ chế thu hút, phát triển nhân lực KH&CN chất lượng cao khiến nhiều tổ chức KH&CN có năng lực cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ thậm chí còn đi sau mặt bằng công nghệ của khối doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp KHCN đóng góp lớn vào việc thúc đẩy các vấn đề tăng năng suất cho cộng đồng doanh nghiệp.

Do vậy, việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức KH&CN là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển nhằm duy trì tính hiệu quả và đáp ứng những thay đổi từ thực tiễn. Tuy nhiên, quá trình này cần được triển khai trên cơ sở xác định đúng vai trò và sứ mệnh của các tổ chức KH&CN công lập. Nhiệm vụ của các đơn vị này là hỗ trợ và gánh vác một phần sự mạo hiểm trong quá trình đổi mới sáng tạo ở khu vực sản xuất. Để làm được điều này, Nhà nước cần duy trì đầu tư cho hệ thống tổ chức KH&CN công lập để đảm bảo vai trò đi đầu, đủ khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước về nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, dẫn dắt nền sản xuất trong nước đặc biệt là vấn đề thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. Chính phủ sẽ sử dụng các cơ chế giám sát, đánh giá, từ đó phân bổ ngân sách và giao nhiệm vụ dựa trên kết quả, hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức.

 Việc có thêm các chính sách khuyến khích doanh nghiệp KHCN sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và có nhiều

phát minh mới

Bên cạnh các chính sách đối với các tổ chức KH&CN công lập, cũng cần nghiên cứu để sớm có chính sách phù hợp đối với các tổ chức KH&CN ngoài công lập, các tổ chức KH&CN theo chuyên ngành. Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động KH&CN trong nước cho thấy, trong mỗi giai đoạn và trình độ phát triển của một quốc gia sẽ cần có chính sách ưu tiên khác nhau đối với hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Với trình độ công nghệ của nền sản xuất hiện tại, hoạt động KH&CN của Việt Nam cần ưu tiên vào hoạt động ứng dụng, tiếp thu công nghệ để nâng cấp trình độ công nghệ trong nước. Đây cũng là khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế đối với hoạt động KH&CN của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Theo Điều 57 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về việc khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể:

- Doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn.

- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về công nghệ cao. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong nước được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại ngân hàng.

Theo Vietq.vn

Lượt xem: 111



BÀI VIẾT KHÁC
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.

Ngày 26/09/2024
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030

Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.

Ngày 25/09/2024
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

Ngày 22/09/2024
Hội đồng tư vấn KH&CN đánh giá an toàn hồ, đập chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà
Hội đồng tư vấn KH&CN đánh giá an toàn hồ, đập chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà

Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.

Ngày 12/09/2024
Gỡ vướng về cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ
Gỡ vướng về cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.

Ngày 04/09/2024
Gần 155 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ
Gần 155 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phú Thọ, giai đoạn 2020 – 2024 đã có 123 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được phê duyệt thực hiện với tổng kinh phí gần 155 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước hơn 87 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa (đối ứng của các cơ quan chủ trì, doanh nghiệp, người dân) hơn 67 tỷ đồng.

Ngày 31/08/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0