Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao công tác kế hoạch - tài chính thời gian qua đã tập trung vào tổng hợp, đề xuất, trình phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN cho toàn ngành có hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tài chính có tác động lớn đến toàn ngành KH&CN hiện đang được Bộ KH&CN rà soát để sửa đổi, bổ sung cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức KH&CN, cũng như các nhà quản lý, nhà khoa học triển khai nhiệm vụ.
Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện công tác quản lý kế hoạch - tài chính của Bộ KH&CN, từ ngày 24-25/5/2024, tại Đà Nẵng, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý kế hoạch - tài chính và triển khai nhiệm vụ năm 2024”. Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Thứ trưởng Lê Xuân Định tham dự và chỉ đạo Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có đại diện Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; cùng đại diện Lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác kế toán - tài chính của các đơn vị trong Bộ.
Toàn cảnh Hội thảo.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ KH&CN) Nguyễn Nam Hải cho biết, Hội thảo trao đổi về các nội dung cần lưu ý trong xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của Bộ; sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình xây dựng kế hoạch, những điểm thuận lợi, khó khăn, các vấn đề cần phát huy, khắc phục… nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Nam Hải phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định, một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2024 của Bộ KH&CN là tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về lĩnh vực KH,CN&ĐMST. Trong đó, việc sửa đổi quy định về đầu tư, cơ chế tài chính và xử lý tài sản đối với các hoạt động KH&CN được coi là giải pháp căn cốt. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng đang tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến năm 2030; triển khai các Chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đến năm 2030, trong đó công tác kế hoạch - tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng.
Bộ trưởng đánh giá cao công tác kế hoạch - tài chính thời gian qua đã tập trung tổng hợp, đề xuất, trình phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN cho toàn ngành có hiệu quả. Đồng thời, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tài chính có tác động lớn đến toàn ngành KH&CN cũng đang được rà soát sửa đổi, bổ sung như: Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN, Nghị định số 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước. Đây đều là những văn bản quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức KH&CN và đến việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp.
Bộ trưởng đánh giá cao công tác kế hoạch - tài chính thời gian qua.
“Tôi đề nghị Vụ Kế hoạch - Tài chính cần thúc đẩy việc phổ biến rộng rãi các quy định, chính sách pháp luật này đến các tổ chức KH&CN, cũng như các nhà khoa học và quản lý khoa học”, Bộ trưởng cho biết thêm.
Các tham luận tại Hội thảo tập trung vào các nội dung: Giới thiệu một số nội dung mới tại Thông tư 24/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp; Một số nội dung cần lưu ý trong xây dựng kế hoạch KH, CN&ĐMST năm 2025 của Bộ KH&CN; Một số điểm mới của Luật đấu thầu năm 2023, trong đó có những điểm được đánh giá là “cởi trói” cho nhà khoa học…
Sau khi nghe các tham luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai các hoạt động về công tác tài chính - kế toán, xây dựng phương án tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập; mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công, triển khai xử lý tài sản tại đơn vị...
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu kết luận tại Hội thảo.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Lê Xuân Định đề nghị lãnh đạo các đơn vị quán triệt các nội dung đã được trao đổi, thảo luận trong Hội thảo; xây dựng các phương án, giải pháp để triển khai trong từng đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch, quản lý tài chính của các đơn vị trong Bộ, phát huy tối đa nguồn lực, góp phần triển khai và thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, giúp cho công tác kế hoạch - tài chính của ngành đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.
Theo most.gov.vn
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 12/9, tại Hòa Bình, đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng; ông Phạm Hồng Phương Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Ban quản lý dự án điện 1 cùng các nhà khoa học, chuyên gia Hội đồng tư vấn an toàn đã có buổi kiểm tra đánh giá thực tế tại Công trình Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Hòa bình Mở rộng sau cơn bão số 3 và đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.