Tính đến tháng 12 năm 2018, Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia TCVN có khoảng 11.500 TCVN với mức độ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế đạt trên 54%.
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Khôi - Quyền Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) diễn ra mới đây.
Ông Nguyễn Văn Khôi - Quyền Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Theo ông Khôi, hệ thống QCVN hiện có khoảng 780 QCVN được 14 Bộ quản lý chuyên ngành/lĩnh vực ban hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trong năm 2018, Tổng cục TCĐLCL với vai trò là cơ quan đầu mối đã tổ chức tốt công tác tiếp nhận, thẩm định, trình Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 854 TCVN, góp ý 57 dự thảo QCVN của các Bộ và 06 QCĐP của địa phương, thẩm định 72 QCVN do các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, góp phần hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, hội nhập quốc tế.
Đặc biệt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cần cho phát triển kinh tế- xã hội đã được xây dựng phù hợp với các yêu cầu, quy định của các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam cam kết và tham gia thực hiện (WTO, FTA…).
Lãnh đạo Vụ Tiêu chuẩn cho biết, trong năm qua đơn vị này đã phối hợp đẩy mạnh xây dựng nhóm TCVN trọng yếu phục vụ quản lý nhà nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế như: Hiệu suất năng lượng, đô thị thông minh, nông nghiệp hữu cơ, tiết kiệm nước, an toàn thực phẩm, xăng dầu khí, thép, bảo vệ môi trường, hệ thống quản lý…
Một nét mới trong hoạt động hội nhập về xây dựng tiêu chuẩn trong năm qua cũng đã thu hái được những kết quả nhất định, cụ thể: Việt Nam chủ trì 3 dự án soát xét tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên và 01 dự án biên soạn tiêu chuẩn ISO mới đầu tiên kể từ khi là thành viên chính thức của ISO. Đó là Dự án soát xét tiêu chuẩn ISO/DIS 1656 Cao su thiên nhiên thô và latex cao su thô – Xác định hàm lượng nitơ trên cơ sở áp dụng thành quả nghiên cứu khoa học từ Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam; Dự án soát xét tiêu chuẩn ISO 248-1:2011 Cao su thô – Xác định hàm lượng chất bay hơi – Phần 1: Phương pháp cán nóng và phương pháp tủ sấy và Dự án soát xét tiêu chuẩn ISO 1658: 2015 Cao su thiên nhiên – Quy trình đánh giá do trong tiêu chuẩn có một số điều không phù hợp, dẫn đến không thực hiện hoặc khó thực hiện.
Việc chủ động xây dựng tiêu chuẩn quốc tế tăng cường uy tín và vị thế của Việt Nam trong hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế và tạo cơ hội cho sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ngay trên sân nhà, tạo điều kiện bước vào thị trường thế giới dễ dàng hơn.
Đặt mục tiêu cho năm 2019, ông Khôi cho biết, hoạt động tiêu chuẩn sẽ tập trung vào tăng cường công tác hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa trong khuôn khổ hợp tác APEC/SCSC, ISO, IEC, PASC, ACCSQ/WG1, GS1, JISC, KATS, AS, EnterpriseSingapore...
Thúc đẩy hợp tác quốc tế với APEC, ISO, IEC, PASC, JISC, ASTM, BSI... theo hướng ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực./.
Năng suất và chất lượng sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường
Tại Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng.
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.