PTO- Sự phát triển kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã khẳng định vị trí trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt kinh tế trang trại giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ khó có thể làm được, đó là: Tích tụ ruộng đất, tích lũy vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, định hướng rõ ràng là sản xuất hàng hóa, tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Theo các chuyên gia thì kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn gắn với thị trường, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hóa mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Trong những năm gần đây, Phú Thọ đã hình thành được nhiều mô hình trang trại khai thác hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai. Theo tiêu chí mới, căn cứ vào Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến hết năm 2013, cả tỉnh có 166 trang trại, tăng 54 trang trại so với năm 2012; trong đó có 63 trang trại chăn nuôi, 17 trang trại nuôi trồng thủy sản, 79 trang trại tổng hợp; 2 trang trại trồng trọt, 5 trang trại lâm nghiệp. Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại đạt 283,150 tỷ đồng, bình quân mỗi trang trại đạt giá trị 1,7 tỷ đồng. Các trang trại đã sử dụng 1312 ha đất, bình quân mỗi trang trại sử dụng 7,9 ha đất các loại. Tổng số lao động thường xuyên của trang trại là 1035 người, bình quân 6,2 người/trang trại. So với 935 trang trại năm 2010 (tiêu chí cũ), có 769 trang trại không đạt tiêu chí mới. Điều này chứng tỏ phần lớn các trang trại đều có quy mô nhỏ, còn mang tính tự phát, chưa đồng đều ở các vùng và chưa đi vào định hướng phát triển chung của tỉnh. Mặt khác, việc giao và cho thuê đất làm trang trại chưa được rõ ràng và mang tính pháp lý cao, thiếu tính ổn định lâu dài, vì vậy nhiều chủ trang trại vẫn còn băn khoăn chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, nhất là số đất chưa được giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài. Việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư của các chủ trang trại còn rất nhiều khó khăn; chủ trang trại khi lập hồ sơ vay vốn phải thế chấp tài sản như các đối tượng khác và chưa được hưởng ưu đãi về vốn vay. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn khó khăn, ngoài một số sản phẩm có tính cạnh tranh tương đối như trứng, thịt gia cầm..., các sản phẩm khác giá thành sản xuất còn cao, chất lượng, sức cạnh tranh hàng hoá nông sản thấp, nhất là cây ăn quả. Chưa có quy hoạch lâu dài cho phát triển kinh tế trang trại, chủ yếu còn mang tính tự phát, theo phong trào, vấn đề xử lý chất thải ra môi trường vẫn chưa được quan tâm, gây bức xúc trong cộng đồng. An toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường cũng là những vấn đề cần phải lưu ý trong việc phát triển sản xuất bền vững cho các trang trại hiện nay.
Để phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp sau: Có chính sách giao đất ổn định lâu dài cho các trang trại, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kết hợp với cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thủ tục vay vốn đơn giản, hợp lý, có sự ưu tiên, có thể tín chấp bằng công trình đầu tư trên đất. Có cơ chế chính sách bảo hộ cho sản phẩm nông sản trong nước, giải quyết nạn nhập lậu nông sản, ổn định giá. Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới với các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cao. Hàng năm có kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các chủ trang trại, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được đi tham quan học tập các mô hình trong và ngoài nước. Lao động làm việc trong các trang trại được tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác chủ trang trại, hộ nông dân. Thực hiện mối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, chủ trang trại. Đưa các trang trại chăn nuôi vào vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình. Hướng dẫn các chủ trang trại nhất là trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có phương án xử lý và thực hiện nghiêm việc xử lý chất thải, nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ