Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Sáu, 16/06/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Mô hình sản xuất và nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ tại Phú Thọ


Cá Nheo Mỹ là loài cá da trơn, loài cá bản địa của châu Mỹ, phân bố phía nam Canada và phía đông Bắc Mỹ cũng như phía bắc của Mexico. Ngày nay, cá Nheo Mỹ đã có mặt ở trên 35 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cá Nheo Mỹ thường gọi là cá Lăng đen, được người dân nhập giống từ Trung Quốc về nuôi trong thời gian gần đây. Loài cá này rất thích nghi với điều kiện sống ở Việt Nam từ đó đã thể hiện nhiều ưu điểm tốc độ tăng trưởng khá nhanh, ít bị bệnh dịch, thịt cá chắc thơm, ngon… do đó được người nuôi, người tiêu dùng ưa chuộng.

 

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, việc nuôi cá lồng trên sông những năm gần đây phát triển khá mạnh với đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như: cá diêu hồng, rô phi, chép và trắm cỏ. Tuy nhiên với các loài cá truyền thống khi tiêu thụ ngày càng bị mất giá, giá cả bấp bênh thì việc chuyển đổi sang đối tượng nuôi mới là rất cần thiết. Cá Nheo Mỹ là một trong các giống cá đã trở thành đối tượng nuôi lồng được nhiều người dân lựa chọn bởi khả năng thích nghi, sinh trưởng, năng suất và giá cả ổn định từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Năm 2020, được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ phê duyệt triển khai dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ tại Phú Thọ”, Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng khoa học nông nghiệp Tây Bắc – đơn vị chủ trì dự án đã phối hợp cùng đơn vị chuyển giao Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt miền Bắc, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Bộ NN&PTNT thực hiện chuyển giao, tiếp nhận các quy trình công nghệ và xây dựng các mô hình sản xuất giống, ương nuôi cá, nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong lồng phù hợp với điều kiện của tỉnh Phú Thọ. Mục đích triển khai mô hình là giúp người nuôi chủ động trong việc sản xuất giống; giảm thiểu được các chi phí phát sinh do quá trình nuôi tự phát gây ra, kiểm soát được quá trình nuôi, từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ hao hụt, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Trên cơ sở tiếp nhận và chuyển giao thành công các công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm gồm: Công nghệ tuyển chọn, chăm sóc, nuôi vỗ đàn cá bố mẹ Nheo Mỹ; Công nghệ chọn cá bố mẹ, kích thích sinh sản, thụ tinh và kỹ thuật ấp nở cá Nheo Mỹ; Công nghệ chăm sóc cá bột, kỹ thuật ương nuôi cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống; Công nghệ nuôi thương phẩm, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh cá Nheo Mỹ nuôi trong lồng. Kết quả sau 03 năm triển khai thực hiện, dự án đã đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho kỹ thuật viên của đơn vị để nắm vững kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nheo mỹ trong lồng.

Về xây dựng mô hình điểm về sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm, đơn vị chủ trì đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng phục vụ cho sản xuất giống cá trên cơ sở hạ tầng của Doanh nghiệp thuộc địa phận xã Cao Xá, Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cải tạo, nâng cấp hệ thống bể nhốt cá bố mẹ, hệ thống bể lọc, giàn ấp trứng,...  gia cố lại hệ thống lồng nuôi hiện có theo yêu cầu kỹ thuật. Mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất.

Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng khoa học nông nghiệp Tây Bắc đã đứng ra làm đơn vị chủ trì phối hợp với hộ nuôi cá lồng trên địa bàn xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng cùng tham gia quá trình nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong điều kiện lồng bè trên sông Lô với quy mô 40 lồng. Trên cơ sở hạ tầng doanh nghiệp và các hộ dân hiện có, dự án đã gia cố, chỉnh sửa bổ sung lại các lồng nuôi, đầu tư đóng mới, chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho nuôi lồng để phù hợp với tiêu chí, quy mô của công nghệ áp dụng trong dự án.

Kết quả đạt được, dự án đã:

- Xây dựng mô hình sản xuất giống cá Nheo Mỹ.

+ Xây dựng được đàn cá bố mẹ với 1.000 cá thể (trong đó, 500 cá đực và 500 cá cái), kích cỡ trung bình >3kg/cá thể.

+ Cho sinh sản nhân tạo cá Nheo Mỹ với tỷ lệ thành thục sau nuôi vỗ >80%, tỷ lệ đẻ > 60%, tỷ lệ thụ tinh > 70%, tỷ lệ nở > 50%; ương nuôi từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống với tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương > 60%, tỷ lệ sống từ cá hương lên cá giống nhỏ> 70% và lên cá giống lớn (10-15g/cá thể) >75%.

Cá giống được tạo ra từ dự án

+ Hàng năm sản xuất được trên >100.000 cá giống kích cỡ 10-15g/cá thể sau khoảng 100 ngày ương.

- Nuôi thương phẩm cá nheo mỹ trên sông Lô quy mô 40 lồng, đạt năng suất trung bình 5 tấn/lồng. Tổng sản lượng trên 200 tấn/40 lồng. Tỷ lệ sống đạt >85%, kích cỡ trung bình đạt >3kg/con. Tất cả cá thương phẩm của dự án đều đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Dự án cũng đã Đào tạo 4 kỹ thuật viên và tập huấn cho 100 lượt người dân nắm bắt được về kỹ thuật sản xuất giống cá Nheo Mỹ; kỹ thuật chăm sóc và quản lý nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong lồng. Hướng dẫn bà con nắm bắt kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ, cách phòng trừ bệnh trong quá trình nuôi.

Với những kết quả ban đầu đạt được của việc ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trên sông tại tỉnh Phú Thọ. Dự án đã chủ động trong việc nghiên cứu sản xuất giống phục vụ tại chỗ cho người nuôi, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, phát triển được giống thủy sản mới trên địa bàn tỉnh. Dự án cũng đã tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế -xã hội và đóng góp thiết thực vào thực hiện Kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025./.

 

Lượt xem: 695



BÀI VIẾT KHÁC
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững
Ứng dụng công nghệ phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững

Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.

Ngày 11/10/2024
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương
Cần sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo địa phương

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 08/10/2024
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải
Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải

Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).

Ngày 22/09/2024
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác khoáng sản sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.

Ngày 22/09/2024
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 14/08/2024
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, ngày 29/4/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09). Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 14/08/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0