Qua trao đổi với ông Nguyễn Kim Liên- Phó giám đốc Sở Công thương, được biết: Theo quy định bắt buộc, nhãn mác sản phẩm hàng hóa phải ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu như tên hàng hóa, cơ sở sản xuất, xuất xứ sản phẩm, định lượng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật quan trọng khác. Vi phạm về nhãn hàng hóa là trường hợp hàng hóa ghi nội dung không đúng quy định, rách nhãn, mờ; hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, nhãn phụ không đầy đủ các nội dung như tên hàng hóa bằng tiếng nước ngoài; thiếu hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hàng nhập khẩu, tên hàng hóa bằng tiếng Việt. Mỗi loại hàng hóa nhập nhèm về nhãn mác đều có mục đích khác nhau, có thể đó là hàng giả, cũng có thể đó là mục đích ăn theo những thương hiệu sản phẩm đã nổi tiếng.
Mỗi biểu hiện gian lận nhãn mác đều gây nên nguy cơ, thiệt hại khác nhau cho người tiêu dùng. Nhìn chung, hàng hóa “có vấn đề” mới vi phạm về nhãn mác. Nếu là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam phải ghi rõ thông tin trên nhãn mác bằng tiếng Việt. Ngay cả sản phẩm sản xuất tại Việt Nam mà xuất khẩu thì nội dung nhãn chính cũng phải ghi tiếng Việt, kèm theo nhãn phụ là thông tin theo ngôn ngữ nước nhập khẩu.
Qua kiểm tra của Chi cục QLTT cũng như các ngành chức năng gần đây cho thấy tình trạng vi phạm các quy định về ghi nhãn mác của các nhà sản xuất cũng như các đơn vị, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh ta đang diễn ra khá phổ biến, thực tế rất ít nhãn mác của sản phẩm nào thực hiện đầy đủ các nội dung này. Ngoài ra, tình trạng nhãn mác in sai quy cách về cỡ chữ, kiểu chữ, dán nhãn, mác không đúng vị trí quy định trên sản phẩm hàng hóa và hàng hóa nhập khẩu không có tem phụ cũng là những sai phạm không phải là hiếm. Kiểm tra, xử lý sai phạm trong lĩnh vực ghi nhãn mác luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng QLTT. Trong năm 2013, QLTT toàn tỉnh đã thực hiện kiểm tra xử lý trên 1.400 vụ vi phạm pháp luật trong sản xuất và kinh doanh thương mại, với tổng số tiền thu phạt trên 3,7 tỷ đồng. Trong tổng số các vi phạm bị xử lý có tới gần 30% số vụ liên quan tới ghi nhãn, mác. Mới đây, qua kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 19B-00566, lực lượng QLTT đã phát hiện trên xe chở lô hàng mỹ phẩm có dấu hiệu bị làm giả. Qua xác minh, tiếp tục tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Giang Chung- số nhà 2, phố Bạch Đằng, phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ, tiếp tục thu giữ thêm một số lượng lớn hàng mỹ phẩm do Trung Quốc sản xuất, nhưng giả nhãn mác của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Toàn bộ số hàng mỹ phẩm giả nhãn mác, giả chất lượng này đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đây là số lượng hàng mỹ phẩm vi phạm về ghi nhãn mác bị lực lượng QLTT thu giữ lớn nhất từ trước tới nay. Số lượng hàng hóa này đều được làm giả một cách rất tinh vi, có đủ mã số, mã vạch, nhìn bằng mắt thường không thể phát hiện được.
Mới đây, thực hiện Chương trình thanh tra diện rộng chuyên đề về sản phẩm điện, điện tử do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo triển khai, Sở Khoa học và công nghệ đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương và Công an tỉnh thành lập đoàn thanh tra diện rộng chuyên đề về sản phẩm điện, điện tử trên địa bàn tỉnh. Qua gần 1 tháng thực hiện thanh tra tại 30 cơ sở kinh doanh ở 8/13 huyện, thị, thành, đoàn đã phát hiện có tới 20 cơ sở vi phạm và hầu hết các lỗi này là kinh doanh hàng hoá không có nhãn phụ hoặc nhãn hàng hoá ghi không đủ các nội dung bắt buộc.
Mặc dù Nghị định 89 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa có hiệu lực thi hành gần 8 năm nay, song việc triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh ta còn nhiều bất cập, nguyên nhân bởi do các sở, ngành chức năng đều tiến hành đơn lẻ, với các hình thức khác nhau, không có sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện kế hoạch, vì vậy dẫn đến hiệu quả chưa cao; đồng thời việc tuyên truyền nội dung quy chế ghi nhãn hàng hóa theo tinh thần Nghị định 89 của Chính phủ chưa được tiến hành sâu rộng, nhiều cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh và số đông người tiêu dùng vẫn chưa nhận biết và hiểu đầy đủ nội dung và ý nghĩa cần thiết của việc ghi nhãn hàng hóa. Ông Dương Tuấn Anh- Đội trưởng đội QLTT chống sản xuất, buôn bán hàng giả cho biết: Tình trạng vi phạm về ghi nhãn hàng hóa trên địa bàn tỉnh không phải là ít, cứ kiểm tra ở đâu là thấy sai phạm ở đó. Vì nhiều lý do trong đó chủ yếu là do lợi nhuận nên nhà sản xuất và các đối tượng kinh doanh vẫn bất chấp quy định để kiếm lời. Mặc dù vẫn biết đây là hành vi vi phạm pháp luật, song để ngăn chặn và xử lý triệt để vẫn là một việc làm rất khó khăn không chỉ với lực lượng QLTT mà cả các cơ quan liên quan. Lý do là bởi nhận thức của không ít nhà sản xuất, cũng như người kinh doanh về quy định này vẫn chưa đầy đủ. Khi QLTT xử lý các vi phạm về ghi nhãn mác sản phẩm hàng hóa có liên quan đến nhà sản xuất, đều chưa nhận được sự hợp tác nhiệt tình, cụ thể như không cung cấp đầy đủ thông tin, hoặc cố tình không hiểu biết về quy định này. Bên cạnh đó là việc quản lý Nhà nước bằng mã số, mã vạch đối với nhãn mác hàng hóa vẫn còn một số bất cập, nhất là với các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ…
Để thực hiện tốt hơn việc chấp hành quy định về ghi nhãn mác hàng hóa, bên cạnh việc tập trung khắc phục các tồn tại hạn chế, các ngành chức năng trong tỉnh cần phối hợp chặt chẽ, có sự thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả cao. Để chấn chỉnh tình trạng này, ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường khuyến cáo các đơn vị sản xuất đăng ký nhãn hiệu độc quyền và thường xuyên nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã để tránh các đơn vị khác lợi dụng thương hiệu; các ngành chức năng tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhắc nhở để người dân, người kinh doanh, đặc biệt là nhà sản xuất hiểu rõ hơn quy định của Nhà nước về ghi nhãn mác hàng hóa. Đặc biệt, phải đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về những thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh, làm cơ sở để chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp thông qua nhãn hàng hóa. Đối với người tiêu dùng, khi mua hàng cần quan tâm đến nhãn mác hàng hóa, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ