Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 05/11/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Lợi ích kinh tế nhờ sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn


Năm 2016, nhóm tác giả của Trường Đại học Hùng Vương do TS. Nguyễn Tài Năng - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ làm Chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn”.

td1.jpg

Qui trình đóng bao chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn

Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Tài Năng cho biết: Chăn nuôi lợn đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên toàn quốc. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết thường xuyên biến động lại khắc nghiệt là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển. Để phòng và trị bệnh, người chăn nuôi sử dụng biện pháp phổ biến nhất là dùng kháng sinh liều cao, thậm chí không kiểm soát được liều lượng sử dụng. Hậu quả là vi khuẩn kháng thuốc, bệnh ngày càng phức tạp, hiệu quả các loại thuốc thường dùng ngày càng kém, tăng chi phí sản xuất và gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước thực tế đó, nhóm đã nghiên cứu tạo ra chế phẩm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn để thay thế hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh tổng hợp trong thức ăn chăn nuôi. Trong đó, đề tài chọn 4 loại thảo dược có sức kháng mạnh với cả 3 chủng vi khuẩn thử nghiệm có thể dễ kiếm gồm: Cỏ xước, riềng, cỏ sữa, rẻ quạt. Bước đầu tiến hành sơ chế dược liệu, sau đó sấy khô, kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của riêng từng loại thảo dược và hỗn hợp thảo dược với một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở lợn: E. coli, Salmonella, Staphylococcus. Tiếp theo, thực hiện trộn trực tiếp chế phẩm thảo dược vào trong khẩu phần của lợn theo các tỉ lệ 0,1%, 0,2% và 0,3% (tỉ lệ bổ sung chế phẩm 0,3% cho hiệu quả tốt nhất).

ts2_2.jpg 

Thực hiện qui trình trộn thảo dược

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, khảo sát 200 hộ chăn nuôi trên địa bàn 3 huyện Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh và thị xã Phú Thọ. Sau khi khảo sát cho thấy, người dân sử dụng dược liệu trong chăn nuôi lợn chỉ ở một phạm vi nhỏ. Việc sử dụng dược liệu trong chăn nuôi của người dân chủ yếu là tiện hoặc khi nào có thì dùng chứ không thường xuyên.

Ông Năng cho biết thêm: “Qua điều tra thực tế chúng tôi nhận thấy, đa số các hộ dân chăn nuôi lợn theo quy mô bán công nghiệp và đều sử dụng kháng sinh tổng hợp để phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của người dân về hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi thì lại không cao. Điều này có thể dẫn đến một số mối nguy cơ như chất lượng sản phẩm tạo ra sẽ không cao, tăng chi phí cho thuốc thú y, giảm khả năng tăng trọng của lợn và hơn hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng sản phẩm vật nuôi”.

Khi bắt tay vào tiến hành chọn địa điểm, chọn đối tượng để triển khai mô hình thử nghiệm tại một số địa phương, nhóm nghiên cứu đã chọn 4 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện Lâm Thao và Phù Ninh. Mỗi cơ sở chăn nuôi thử nghiệm trên 100 con lợn thịt giống LY, ở giai đoạn cai sữa đến lúc xuất chuồng (từ 21 - 201 ngày tuổi). Với công thức bổ sung chế phẩm thảo dược ở tỉ lệ trong khẩu phần là 0,3% vào thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Sau thời gian 6 tháng, mô hình đã cho doanh thu đạt trên 2 tỉ đồng và tổng lợi nhuận thu được từ mô hình đạt trên 331 triệu đồng; tính bình quân lợi nhuận là 855.000 đồng/con (giá đầu ra tại cùng thời điểm lợn xuất chuồng của mô hình cao hơn 6.000 - 8.000 đồng/kg so với ngoài thị trường).

Bà Nguyễn Thị Oanh ở xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao - một trong 4 mô hình thí điểm chia sẻ: “Sau khi sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đã tạo ra sản phẩm an toàn thân thiện, không gây tồn dư kháng sinh trong thịt và không gây tình trạng kháng thuốc của vi sinh vật được nhiều người ưa chuộng, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình”.

Hiện nay, chế phẩm thảo dược đã được quảng bá tại các buổi triển lãm, như: Chương trình tự hào trí tuệ lao động Việt Nam - nằm trong top vinh danh 75 sản phẩm tiêu biểu; chương trình giới thiệu sản phẩm khoa học công nghệ giữa các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc; các chương trình quảng bá sản phẩm của nhà trường tại các gian hàng trưng bày ở Lễ hội Đền Hùng; hội thảo ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn; hội thảo đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen FUT1 và MUC4 đến năng suất sinh sản của nái Landrace và Yorkshire… Đồng thời, dự án đã chuyển giao qui trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp bổ sung thảo dược cho Công ty cổ phần Svietnam để sản xuất 200 tấn thức ăn chăn nuôi; khẩu phần xây dựng được thực hiện bởi Công ty tư vấn giải pháp dinh dưỡng Soltech.

Có thể thấy, thành công của dự án “Hoàn thiện qui trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lợn” có vai trò quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm từ khâu chăm sóc đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Lượt xem: 232



BÀI VIẾT KHÁC
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp

Thời gian qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ đã chủ động, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Việc ứng dụng KHCN là giải pháp quan trọng giúp người dân, đơn vị, doanh nghiệp tham gia trồng rừng tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được các yêu cầu hiện đại hóa và phát triển rừng bền vững.

Ngày 24/04/2025
Khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng xanh: "Sáng tạo nhỏ - Tác động lớn"
Khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng xanh: "Sáng tạo nhỏ - Tác động lớn"

Chiều ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G), Triển lãm về Tăng trưởng xanh với chủ đề “Sáng tạo nhỏ - Tác động lớn”đã chính thức khai mạc. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức.

Ngày 21/04/2025
Ứng dụng số trong bảo tồn và phát huy giá trị Hát Xoan
Ứng dụng số trong bảo tồn và phát huy giá trị Hát Xoan

Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hát Xoan Phú Thọ, ngành Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, biên tập, xuất bản các tài liệu về Hát Xoan, trong đó có tài liệu phục vụ giảng dạy Hát Xoan trong các trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các tài liệu giảng dạy này chưa thực sự thu hút giáo viên và học sinh.

Ngày 21/04/2025
Nghiệm thu dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Hiền Quan" cho sản phẩm tầm gửi cây gạo xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Nghiệm thu dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Hiền Quan" cho sản phẩm tầm gửi cây gạo xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Nghiệm thu dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Hiền Quan" cho sản phẩm tầm gửi cây gạo xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Ngày 19/04/2025
Lễ phát động Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam năm 2025
Lễ phát động Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam năm 2025

Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8 - Vietnam Digital Awards năm 2025 (VDA 2025) vừa chính được phát động. Giải thưởng năm nay lần đầu tiên có hạng mục tôn vinh cá nhân.

Ngày 18/04/2025
Phát huy hiệu quả ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Phát huy hiệu quả ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Trong những năm qua các cấp, ngành, địa phương của tỉnh Phú Thọ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ (KHCN), góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

Ngày 16/04/2025
Lịch tiếp công dân Cẩm nang tiết kiệm điện cho hộ gia đình Thống kê KHCN Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cẩm nang tiết kiệm điện trong văn phòng - công nghiệp - toà nhà năm 2025 Phổ biến giáo dục pháp luật Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN Du Lịch Điện Biên

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0