Lập Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo).
Việc thành lập Ban Chỉ đạo để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo Quyết định, Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo; Phó Trưởng ban Thường trực là Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương làm Phó Trưởng ban.
Các thành viên là lãnh đạo các bộ, cơ quan, gồm các ông: Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thành viên Ban chỉ đạo còn có các ông, bà: Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; Phạm Minh Hà, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; Đặng Hoàng An, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam…
Phối cảnh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2016 (Nguồn internet).
Căn cứ nhu cầu, nhiệm vụ trong quá trình hoạt động, Trưởng Ban quyết định việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo.
Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo sau khi các bộ được sáp nhập, hợp nhất.
Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc do lãnh đạo Bộ Công Thương làm Tổ trưởng. Thành phần Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo bao gồm các công chức thuộc các bộ, cơ quan liên quan tham gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và các chuyên gia.
Bộ Công Thương là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của bộ để thực hiện nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tổng hợp nội dung và dự thảo kết luận cho các kỳ họp của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tham mưu, đề xuất giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng; chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển điện hạt nhân, đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh và hiệu quả; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam để báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong phát triển điện hạt nhân; thường xuyên báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai thực hiện đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các nhiệm vụ được giao.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN
Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) là bộ chỉ số tổng hợp duy nhất hiện nay cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) của từng địa phương.
Việt Nam - quốc gia đứng thứ 133 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người, nhưng xếp thứ 44 về GII, với thành tích xuất nhập khẩu công nghệ cao và tăng trưởng năng suất lao động, theo CNN.'
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu toàn cầu, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ngăn chặn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên nền tảng TMĐT.
13 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đã được vinh danh tại Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi diễn ra sáng nay 13/11/2024 do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Cuộc thi tổ chức.
Trước những thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều quốc gia như Đức, Hàn Quốc, Israel... đã xây dựng, triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, trong đó tập trung thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D), khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Mỗi quốc gia đã phát triển chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Ngày 12/11/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo tham vấn phục vụ công tác thẩm định Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tham dự và chủ trì Hội thảo.