Ngày 20/3/2019, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội đồng khoa học đã tổ đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống lạnh sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm sử dụng sức nước phục vụ các khu du lịch miền núi”, do PGS.TS Võ Chí Chính (Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng dụng năng lượng thay thế Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng) làm chủ nhiệm.
Tại buổi nghiệm thu, thay mặt nhóm nghiên cứu đề tài, PGS.TS Võ Chí Chính, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo tóm tắt về quá trình, kết quả nghiên cứu và một số nội dung cơ bản của Đề tài. Theo đó đề tài đã nêu ra cơ sở của việc nghiên cứu sử dụng năng lượng của các thác nước và dòng chảy để chạy các máy lạnh là một hướng mới. Đây là một hướng triển vọng, có thể mang lại hiệu quả cao, công suất lớn và hiệu quả kinh tế. Hướng nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa ở những vùng miền núi nơi có sẵn nhiều thác nước công suất khá lớn và đặc biệt là các khu du lịch ở các vùng này.
Theo PGS.TS Võ Chí Chính, đề tài đã thành công trong việc nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống lạnh chạy bằng sức nước để chạy máy đá viên, kho lạnh bảo quản đá và kho lạnh bảo quản thực phẩm. Trên cơ sở thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã khảo sát, triển khai lắp đặt hệ thống lạnh máy đá viên năng suất 1000kg/ngày sử dụng sức nước cho khu du lịch sinh thái Lái Thiêu - Đà Nẵng. Qua phân tích các phương án, nhóm thực hiện đề tài cũng nhận thấy các nguồn năng lượng nước có thế năng cao, lưu lượng nhỏ có thể sử dụng trực tiếp chạy các máy lạnh mà không phải qua khâu phát điện. Điều này giảm chi phí đầu tư máy phát điện và loại trừ tổn hao năng lượng ở máy phát điện. Về vận hành cũng thuận lợi vì khi lưu lượng giảm sút hệ thống vẫn hoạt động bình thường, vẫn sản xuất được đá, mặc dù sản lượng và thời gian làm đá có tăng.
Đánh giá về kết quả của đề tài, các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Đề tài, được nhóm nghiên cứu thực hiện bám sát với mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Toàn cảnh nghiệm thu, đánh giá đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống lạnh sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm sử dụng sức nước phục vụ các khu du lịch miền núi”
Thay mặt Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước, GS.VS Đinh Văn Nhã - Phó Chủ tịch Hội đồng nhận xét, khai thác và sử dụng các nguồn nước tự nhiên cho các khu du lịch là một việc làm hiệu quả. Có thể nói, việc thực hiện thành công đề tài sẽ mở ra tiềm năng lớn trong việc mang lại hiệu quả xã hội thiết thực, góp phần hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể triển khai ứng dụng cho nhiều địa phương và cơ sở khác, nhất là các vùng miền núi có sẵn các nguồn nước tự nhiên như các khu du lịch sinh thái.
Với những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đồng ý nghiệm thu đề tài với kết quả Đạt.
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.