Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Năm, 03/12/2015
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP (1975 - 2015) Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương - Sức hút từ chất lượng giáo dục đào tạo


  Cách đây tròn 40 năm, ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực miền núi, biên giới phía Bắc, Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ - nơi tập trung đồng bào các dân tộc ít người, những vùng có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng của nước ta. Ngày 26-11-1975, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương được thành lập theo Quyết định 214/CP của Chính phủ.

 Trong những năm qua, Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương đã đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Giờ học môn Sử theo chuyên đề tự chọn của học sinh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Trong những năm qua, Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương đã đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Giờ học môn Sử theo chuyên đề tự chọn của học sinh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.


Đây là trường dự bị đại học đầu tiên thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong lĩnh vực giáo dục với nhiệm vụ nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ngày đầu thành lập, cơ sở của trường đặt ở thôn Trung Hà, xã Phú Nhiêu, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) với đội ngũ cán bộ, giáo viên ít ỏi (hơn 20 cán bộ và 11 giáo viên). Ở thời điểm đó, Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương là một mô hình đào tạo mới mẻ, thuộc loại hình trường chuyên biệt. Buổi đầu, nhà trường gặp muôn vàn khó khăn từ chương trình đến đội ngũ, cơ sở vật chất. Không được kế thừa từ một mô hình trước đó, quy chế tổ chức, hoạt động, chương trình giảng dạy đều chưa có, cán bộ giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu giáo trình của các trường đại học, rà soát lại chương trình giảng dạy ở phổ thông để soạn những bài giảng đầu tiên cho 124 học sinh của các tỉnh miền núi ôn tập tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1976.

Năm 1977, trường chuyển về Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và gắn bó với thành phố ngã ba sông cho đến hôm nay. Thời bao cấp, cùng với khó khăn chung của xã hội, cuộc sống của cán bộ, giáo viên nhà trường cũng thiếu thốn trăm bề. Song các thầy, cô giáo đã vượt qua tất cả để ngày ngày đứng trên bục  giảng truyền đạt kiến thức và niềm tin cho các thế hệ học trò.

Ngay sau khi ổn định địa điểm, nhà trường vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố bộ máy tổ chức vừa chú trọng các hoạt động chuyên môn từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Những khóa đầu tiên, chưa được Bộ giao chỉ tiêu phân bổ vào các trường đại học, học sinh của trường phải tham dự kỳ thi quốc gia như các học sinh khác song kết quả thật đáng tự hào: Tỷ lệ đỗ vào các trường đại học là trên 70%, trong đó có nhiều học sinh đủ điểm đi học nước ngoài như: Hoàng Thị Bưởi (Hà Giang) khóa 1, Hà Thị Bay (Sơn La) khóa 3; Bùi Văn Nhạt (Hòa Bình), Bùi Văn Nghỉnh (Hòa Bình), Hoàng Văn Viện (Lạng Sơn) khóa 9,... Những năm sau này, học sinh được phân bổ vào các trường đại học theo chỉ tiêu của Bộ song các em vẫn đăng ký dự thi quốc gia và nhiều học sinh đã trúng tuyển vào các trường đại học có điểm chuẩn cao. Chỉ tính trong 5 năm (2010 - 2015) đã có gần 500 học sinh nhập học các trường: Đại học Y Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Quân sự,...

Từ thế hệ cán bộ giáo viên của nhà trường trong những năm đầu tiên đến các thầy giáo, cô giáo trẻ hôm nay đều ý thức được trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp phát triển giáo dục dân tộc. Hưởng ứng chủ trương đổi mới của Bộ GD&ĐT, từ năm 2010 đến nay, nhà trường đã quán triệt đến toàn thể giáo viên về việc cần thiết phải thay đổi nhận thức trong hoạt động dạy học, tập trung chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các thầy giáo, cô giáo đã áp dụng đa dạng những hình thức và phương pháp giảng dạy tích cực như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học dự án, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm, trải  nghiệm thực tế cho học sinh. Hoạt động chuyên môn đi vào chiều sâu, tạo không khí thi đua sôi nổi trong đội ngũ giáo viên.

Học sinh nhà trường là con em đồng bào các dân tộc đến từ nhiều vùng miền mang theo những tập quán, lối sống khác nhau, một số em chưa quen môi trường mới, khó hòa nhập với cuộc sống tập thể... Chính vì vậy, nhà trường luôn xác định mục tiêu cơ bản là: Đẩy mạnh giáo dục toàn diện cho học sinh, vừa dạy chữ vừa dạy người, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc. Bên cạnh việc truyền dạy kiến thức trên lớp, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên với nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm đã thay cha mẹ các em nuôi dưỡng yêu thương, chăm sóc tận tình để học sinh trưởng thành và hoàn thiện nhân cách. Trong suốt 40 năm qua, nhà trường như mái nhà chung ấm áp của con em đồng bào các dân tộc, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ viên chức nhà trường thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của các em.

Qua từng thời kỳ, với từng bước đi lên vững chắc, kết quả và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao, xứng đáng là địa chỉ tin cậy gửi gắm con em của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.

Qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đào tạo được 40 khóa học và phân phối hơn 16.000 học sinh người dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài. Trong đó có nhiều học sinh thuộc dân tộc rất ít người như: Ngái, Clao, Cống, Tu dí, Bố y,... Nhiều thế hệ học sinh của trường nay đã trưởng thành, đang công tác ở khắp mọi miền Tổ quốc, không chỉ đem ánh sáng văn hóa đến những bản làng xa xôi mà nhiều người đã trở thành những cán bộ giỏi đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương: Ủy viên Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện.

 Với những thành tích đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1985; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1995, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2008. Trong 10 năm (2005-2015) qua, nhà trường đã 2 lần được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Cờ thi đua đơn vị Xuất sắc và nhiều Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Đảng bộ Nhà trường liên tục được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh và đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh tiêu biểu; Công đoàn trường đã 3 lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua, 2 lần được nhận Cờ thi đua của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường luôn là đơn vị đoàn Xuất sắc khối trường học của Thành đoàn Việt Trì, Tỉnh đoàn Phú Thọ và được nhận Cờ thi đua của Trung ương Đoàn.
Trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục nước nhà theo tinh thần NQ 29 của BCH Trung ương Đảng khóa XI, phát huy truyền thống 40 năm, Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương tiếp tục phát triển với những  mục tiêu mang tầm chiến lược lâu dài: Xây dựng kế hoạch  phát triển chương trình môn học nhà trường theo hướng vừa củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông vừa bước đầu giáo dục định hướng nghề nghiệp và tiếp cận một số kỹ năng của chương trình giáo dục đại học theo nhóm ngành. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực, tâm huyết và sáng tạo đáp ứng được yêu cầu đổi mới; quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, tạo mọi điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ. Chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, thân thiện, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của mỗi học sinh.

Chăm lo thiết thực đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường. Xây dựng khối đoàn kết, phát huy dân chủ, tạo sự yên tâm, phấn khởi trong công việc, sự gắn bó giữa cá nhân và tập thể.

Gần nửa thế kỷ qua, Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương đã có bao đổi thay, ngày càng khẳng định được chất lượng và vị thế của mình để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Hòa trong không khí đổi mới mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà, Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương tiếp tục đổi mới toàn diện, phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng nhà trường phát triển bền vững, đứng đầu trong hệ thống các trường Dự bị đại học dân tộc cả nước, xứng đáng là nơi tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.

Lượt xem: 26



BÀI VIẾT KHÁC
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường
Tiếp sức cho học sinh nghèo đến trường

Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất học, mỗi khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc Hội Khuyến học các cấp đồng hành, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Ngày 04/10/2018
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc
Phát động tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một toàn quốc

Thực hiện Kế hoạch số 163 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em bước vào lớp một năm học 2018-2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”.

Ngày 06/09/2018
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019
Khai giảng năm học mới 2018 - 2019

Sáng nay 5-9, cùng với hàng triệu học sinh cả nước, gần 356.000 học sinh trên địa bàn tỉnh đã tưng bừng bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã đến dự, chỉ đạo, tặng hoa chúc mừng thầy và trò các nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới.

Ngày 06/09/2018
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông
Trường phổ thông chất lượng cao Hùng Vương - mô hình xã hội hóa giáo dục bậc phổ thông

Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Đây là một trong những chỉ đạo trong việc sắp xếp, tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại Nghị quyết Hội nghị 6 BCH Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19)

Ngày 04/09/2018
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9
Tổ chức khai giảng năm học mới trên cả nước vào sáng 5/9

Lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5/9, với chương trình ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Ngày 27/08/2018
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019
Triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019

Ngày 16/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Ngày 20/08/2018
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0