Các nhà khoa học Mỹ đã tuyên bố kế hoạch chế tạo một kính viễn vọng, có thể cho phép chúng ta thu thập thông tin để xác định liệu có sự sống ngoài phạm vi Trái đất.
Dự án Atlast, viết tắt từ Kính viễn vọng không gian màn trập lớn công nghệ hiện đại, sẽ là kính thiên văn mạnh nhất thế giới khi đủ sức phân tích khí quyển của những hành tinh và các hệ mặt trời ở khoảng cách đến 30 năm ánh sáng.
Để phân tích được những hành tinh trên, công cụ mới phải có kích thước lớn nhất trong số kính viễn vọng không gian từ trước đến nay, to gấp bốn lần kính Hubble (bề dài 13,4 m, đường kính mặt gương 2,4 m).
Bên trong AtLast sẽ là gương với đường kính 16 m, tức mặt gương lớn nhất từng được chế tạo trong lịch sử nhân loại.
Do kích thước quá lớn của kính viễn vọng mới, không tên lửa đẩy nào đủ sức đưa nó đến vị trí đã định trong không gian, thay vào đó, một nhóm phi hành gia sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp Atlast ở điểm cách mặt đất 1,6 triệu km.
Chi tiết của dự án sẽ được tiết lộ trong hội nghị thiên văn học quốc gia, tổ chức tại Portsmouth (Anh) trong tuần này.
Atlast hứa hẹn có thể giúp phát hiện khoảng 60 hành tinh mới và cung cấp thông tin về hàm lượng oxygen và những dạng khí khác có thể dung dưỡng sự sống.
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.