Năm 2019, các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Cắt giảm chi phí kiểm tra chuyên ngành; Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN tạo thuận lợi thương mại… tiếp tục là những hoạt động nổi bật được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai thực hiện hiệu quả.
Số liệu thống kê về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (DN) hiện nay cho thấy, tình hình phát triển DN thời gian qua có nhiều điểm sáng ấn tượng thể hiện ở tinh thần khởi nghiệp kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, số DN đăng ký thành lập mới tăng cao liên tục trong 5 năm gần đây.
Ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL.
Năm 2019, có khoảng 136.000 DN thành lập mới, tổng số vốn đăng ký khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, nâng tổng số DN đang hoạt động lên khoảng 760.000 DN. Vốn đầu tư cho sản xuất – kinh doanh của các DN bình quân giai đoạn 2016 – 2018 đạt khoảng 34,3 triệu tỷ đồng/năm. Riêng năm 2018, đạt 41,7 triệu tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2017 và tăng xấp xỉ gấp 3 lần so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 đạt 264 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm 2018. Đáng chú ý, đã có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DN trong nước dần được cải thiện.
Có được kết quả đáng khích lệ như vậy là nhờ sự nỗ lực của cả Chính phủ và cộng đồng DN cùng sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ ngành. Với định hướng xây dựng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng DN, triển khai mạnh mẽ cải cách thể chế, cải cách hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các DN phát triển, năng lực cạnh tranh quốc gia và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện.
Triển khai các Chương trình hành động của Bộ KH&CN về việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước, ngay từ đầu năm 2019, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tích cực triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; Cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Cắt giảm chi phí kiểm tra chuyên ngành; Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN tạo thuận lợi thươngmại; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Thúc đẩy mô hình sản xuất thông minh, đô thị thông minh, nông nghiệp hữu cơ, hiệu suất năng lượng; …
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị đã được Tổng cục khẩn trương triển khai và cụ thể hóa thành chương trình hành động. Thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Tổng cục đã chủ động, tích cực làm việc với các Bộ ngành đặc biệt là Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính về việc rà soát danh mục mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, làm việc với các địa phương về việc một mặt hàng giao cho một Bộ quản lý ngành sẽ tạo thuận lợi cho DN, giúp giảm thời gian, chi phí, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Đồng thời, tham mưu trình Bộ KH&CN báo cáo Thủ tướng đối với chỉ đạo về thống nhất giao Bộ KH&CN là đầu mối, chủ trì thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với “Dây và cáp điện” và “Thiết bị gia dụng nhập khẩu” nhằm đơn giản thủ tục kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Với sự vào cuộc của Chính phủ và cộng đồng DN cùng sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ ngành, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Thời gian qua, Bộ KH&CN được đánh giá là đơn vị đi đầu trong quá trình triển khai áp dụng cơ chế “chuyển mạnh sang hậu kiểm” thông qua việc ban hành Thông tư 07 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 27) quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN để chuyển 91% nhóm sản phẩm hàng hóa, với 93.3% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS do Bộ KH&CN quản lý sang cơ chế hậu kiểm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thừa nhận kết quả thử nghiệm, chấp nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài, đồng thời thực hiện cơ chế đánh giá tại nước xuất khẩu đã giảm thời gian, chi phí đáng kể cho DN nhập khẩu hàng hóa theo lô hàng.
“Việc chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa sang hậu kiểm, giảm 96% số lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra trước thông quan, cải cách của Bộ KH&CN đã mang nhiều lợi ích cho DN, giúp tiết kiệm, cắt giảm được khoảng 900 tỷ đồng/năm”, ông Linh cho biết.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN được Tổng cục tiếp tục duy trì kết nối liên thông và đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính để giải quyết những vướng mắc liên quan đến cơ chế Một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN. Qua đó, việc thực hiện các thủ tục kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trực tuyến cấp độ 4, giảm thời gian kiểm tra chuyên ngành cho DN nhập khẩu, đáp ứng về cải cách hành chính theo yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ. “Tính đến ngày 09/12/2019, Tổng cục giải quyết 50.872 lượt hồ sơ đăng ký và xử lý trực tuyến trên Cơ chế Một cửa quốc gia, đã đóng góp một phần không nhỏ vào chỉ số cải cách hành chính của Bộ KH&CN”, ông Linh cho hay.
Không chỉ giúp DN tiết kiệm chi phí, năm 2019, Tổng cục tiếp tục chủ trì triển khai tốt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020 với kết quả hàng nghìn DN tại các Bộ ngành, địa phương được hỗ trợ tiếp cận ứng dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, nhiều DN đã nâng cao năng suất từ 10-50%, thậm chí có những DN nâng cao năng suất đến 75% so với trước khi được hỗ trợ. “Với kết quả năm 2019 của các hoạt động thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa của DN Việt Nam, Tổng cục sẽ tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu của Chính phủ, khơi thông các điểm nghẽn, tạo sức bật mới cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm mới, năm 2020”, ông Linh nhấn mạnh.
Theo most.gov.vn
Năng suất và chất lượng sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường
Tại Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, việc sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng.
Việc mở rộng các buổi tổ chức đào tạo chuyên gia năng suất tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo trong nước về năng suất sẽ tạo ra mạng lưới chuyên gia năng suất, từ đó thu hút các ứng viên trên toàn quốc.
Là huyện miền núi, thu nhập của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Lập chủ yếu trông vào nông, lâm nghiệp. Để tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân, Yên Lập đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông, lâm sản.
Ngày 23/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến các quy định về mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa đã và đang là nhu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm công khai, minh bạch các thông tin về quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm đã được gắn tem TXNG, góp phần khẳng định uy tín và nâng tầm thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã.