Ngày 21-4, đồng chí Hoàng Dân Mạc – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc thực hiện kết luận của BTV Tỉnh uỷ về quy hoạch thuỷ lợi gắn với việc thực hiện các công trình sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch và chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hoàng Cương và huyện Thanh Ba. Cùng đi có đồng chí Vi Trọng Lễ - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; các sở, ngành: KH-ĐT, Xây dựng, Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Văn phòng Tỉnh uỷ.
Từ năm 2006 đến nay, hơn 550 tỷ đồng đã được đầu tư cho Thanh Ba để cải tạo, nâng cấp 21/40 công trình thuỷ lợi; kiên cố hoá trên 195km kênh mương nội đồng. Toàn huyện hiện có 159 hồ đập lớn nhỏ, 19 trạm bơm tưới, tiêu và 23 phai dâng nước, chủ động cấp nước tưới cho hơn 6.100ha, chiếm 70,9% diện tích và tiêu nước cho khoảng 60% diện tích gieo cấy lúa; cấp nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản 380/780ha và tạo nguồn tưới cho gần 100ha cây lâu năm… Toàn huyện có 93% người dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. Các công trình, dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả khai thác đa mục tiêu như: Thuỷ lợi kết hợp với giao thông, cấp nước phục vụ sản xuất, nước sinh hoạt và phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, phòng chống xô lũ, giảm nhẹ thiên tai và chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển KT-XH, ổn định đời sống nhân dân...
Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch thuỷ lợi gắn với cấp nước phục vụ sản xuất, nước sinh hoạt và chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thanh Ba nói chung, xã Hoàng Cương nói riêng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đó là: Việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên cố kênh mương nội đồng, phòng chống bão lũ còn thấp; công tác tiêu úng cho sản xuất chưa được khắc phục triệt để; nhiều công trình dự án về nước sạch do không được quản lý tốt nên bị hư hỏng, có công trình đã ngừng hoạt động… Trong xây dựng NTM, do khó khăn về nguồn lực đầu tư nên số xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên còn ít. Toàn huyện có 2/26 xã (Đông Thành và Đỗ Xuyên) đạt tiêu chí số 3 về thuỷ lợi.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ ghi nhận kết quả triển khai thực hiện kết luận của BTV Tỉnh uỷ về quy hoạch phát triển thuỷ lợi, cấp nước và xây dựng NTM mà huyện Thanh Ba đã đạt được và yêu cầu huyện đánh giá lại hiện trạng hệ thống thuỷ lợi hiện có, trên cơ sở đó xác định trọng tâm, trọng điểm để điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo sự phát triển toàn diện, phù hợp của huyện. Đối với các công trình đa mục tiêu, cần xác định rõ mục tiêu chính để khai thác có hiệu quả; tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình sau đầu tư.
Đối với chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, huyện cần hạn chế tối đa việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm. Cùng với tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành công trình cấp nước đảm bảo hoạt động bền vững; cần tính toán phương án mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch tập trung từ thị xã Phú Thọ, huyện Hạ Hoà về huyện, đồng thời nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng nhà máy nước tập trung của huyện.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo huyện tiếp tục cụ thể hoá các nội dung trong quy hoạch phát triển thuỷ lợi gắn với thực hiện các công trình cấp nước sinh hoạt và chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tiếp tục huy động, lồng ghép, bố trí nguồn lực cho chương trình theo hướng xã hội hoá; huy động nguồn lực tại chỗ, trong dân là chính, đồng thời làm tốt công tác huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào chương trình xây dựng NTM.
Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ giao các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết các kiến nghị của huyện Thanh Ba.
* Cùng ngày, đoàn kiểm tra của Tỉnh uỷ do đồng chí Bùi Minh Châu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ dẫn đầu đã kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển thuỷ lợi, cấp nước sạch và chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Lập. Cùng đi có Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Tỉnh uỷ và các ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch – đầu tư, Xây dựng và Văn phòng Tỉnh uỷ.
Từ năm 2006 trở lại đây, huyện Yên Lập tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện tại trên địa bàn có gần 290 công trình thuỷ lợi, gồm 46 hồ đập, 7 trạm bơm và 236 đập, phai dâng, trên 540 km kênh mương tưới cho 9.613 ha ruộng nước, đạt tỷ lệ tưới 86,5% diện tích; qua đó duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp hàng năm 6%, nâng năng suất lúa bình quân từ dưới 50 tạ lên trên 52 tạ/ha, tăng mức thu nhập nông thôn từ 2,86 triệu đồng năm 2008 lên 14,5 triệu đồng/người năm 2013. Huyện Yên Lập cũng đã đầu tư 30 công trình cấp nước sạch, đảm bảo cho gần 31% số hộ dân nông thôn có nước sạch. Tuy vậy, do khó khăn về nguồn lực, địa bàn miền núi cao, công tác quản lý khai thác kém nên chất lượng, hiệu quả một số công trình thuỷ lợi, cấp nước sạch không phát huy hiệu quả. Hiện tại nhiều khu vực địa bàn miền núi quy mô diện tích nhỏ, thiếu các công trình hồ đập tưới, gây khó khăn cho trồng trọt, phát triển kinh tế, xã hội; trên địa bàn có 1/3 công trình nước sạch không hoạt động; số đầu điểm công trình và tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương còn thấp so với mục tiêu đến năm 2015; hết năm 2013 xã điểm xây dựng nông thôn mới đạt 9 tiêu chí, các xã còn lại hầu hết đạt 3-7 tiêu chí.
Sau khi làm việc với lãnh đạo xã Hưng Long, lãnh đạo huyện Yên Lập và trực tiếp kiểm tra một số công trình thuỷ lợi, cấp nước sạch, giao thông, trường học trên địa bàn, nghe các ngành trao đổi, đánh giá, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ đã phát biểu chỉ đạo: Hạ tầng cơ sở nông thôn nói chung, lĩnh vực thuỷ lợi, nước sạch nói riêng là vấn đề thiết yếu với phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều năm qua tỉnh đã tranh thủ các chương trình, dự án để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình. Quán triệt tinh thần này, huyện Yên Lập đã tích cực đầu tư, quản lý các công trình thuỷ lợi, nước sạch nông thôn để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, do hạn chế nguồn vốn, công tác quy hoạch quản lý khai thác nên hiệu quả một số công trình còn hạn chế. Do vậy thời gian tới, trên cơ sở quy hoạch phát triển thuỷ lợi, nước sinh hoạt gắn với quy hoạch nông thôn mới từng xã, huyện cần rà soát lại, đánh giá để tiếp tục tranh thủ nguồn lực đầu tư, tăng cường biện pháp quản lý khai thác các công trình đảm bảo đúng định hướng và quy hoạch. Trong đầu tư, đối với địa bàn miền núi cao cần đặc biệt quan tâm hệ thống công trình thuỷ lợi nhỏ gắn với địa bàn dân cư. Để phát triển hệ thống hồ, đập, phai, kênh mương nhỏ, thời gian tới, ngoài vốn đầu tư từ các chương trình dự án, huyện cần chỉ đạo các xã huy động nguồn cấp bù thuỷ lợi phí để đầu tư. Việc phát triển công trình nước sạch phải gắn với đặc thù dân cư, gắn đầu tư với quản lý khai thác để phát huy hiệu quả. Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, các cơ sở cần tập trung lãnh đạo triển khai theo tinh thần thuận lợi làm trước, có bước đi thích hợp với mỗi cơ sở, chống tư tưởng nóng vội và ỷ lại, đặc biệt coi trọng nâng cao đời sống người dân để động viên nhiều nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan là kết quả nỗ lực chung của cả hai Bên trong việc mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam và Phần Lan để cùng mang lại lợi ích cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và người dân hai Nước.
Bản ghi nhớ hợp tác về khoa học và nghiên cứu giữa Bộ KH&CN Việt Nam và Bộ Giáo dục, Khoa học và Nghiên cứu của Liên bang Áo nhằm cam kết mở rộng hợp tác về KH&CN trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm, ngoài các lĩnh vực đã hợp tác thời gian qua như an ninh mạng, nông nghiệp và y tế.
Sáng ngày 14 - 10, Tỉnh ủy Phú Thọ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng và thành lập cơ quan các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy.
“Đảng Cộng sản Cuba cũng rất ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba, đặc biệt, trong những vấn đề mà hai nước ưu tiên quan tâm để cùng nhau nghiên cứu, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả hợp tác một cách cụ thể hơn”.
Ngày 8-10, dưới sự chủ trì của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy: Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết giữa nhiệm kỳ, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (khóa XVIII) đã thảo luận và cho ý kiến vào các báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ