Phuthoportal - Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên toàn tỉnh. Xác định rõ mục tiêu này, trong 5 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP và gần 1 năm thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngành Ngân hàng Phú Thọ đã tập trung ưu tiên vốn, đảm bảo 100% người dân đủ điều kiện vay đều được đáp ứng vốn vay kịp thời. Qua đó, đã mở ra nhiều cơ hội cho nông dân trong tỉnh ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Nhờ nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, gia đình ông Đinh Xuân Thực tại xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Ông Nguyễn Văn Sơn, ở khu 1, thôn Thủy Trạm, huyện Thanh Thủy dẫn chúng tôi đi thăm mô hình chăn nuôi, trồng trọt của gia đình, trong đó quy mô đáng kể nhất là hệ thống ao nuôi thủy sản. Ông tâm sự: “Trước kia, gia đình tôi chỉ trồng lúa, làm quanh năm mà vẫn không đủ ăn vì năng suất không ổn định, chưa khi nào tôi dám nghĩ đến việc mình sẽ làm giàu. Năm 2010, qua các kênh thông tin tuyên truyền, tôi được biết địa phương có chính sách hỗ trợ vốn vay để chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nên đã vay 120 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư thêm 2 ha mặt nước nuôi cá”.
Được đầu tư đúng hướng, nguồn vốn vay nhanh chóng phát huy hiệu quả. Năm 2012, ông Sơn đã trả đủ số tiền vay ngân hàng và mạnh dạn mở rộng sản xuất, nuôi thêm vịt và lợn. Đến nay ông đã có 2,7 ha mặt nước, bình quân mỗi năm ông thu lãi hơn 500 triệu đồng, tạo công việc ổn định cho 5 lao động địa phương. Cũng như ông Sơn, nhiều hộ nông dân khác tại Thanh Thủy cũng đã trở thành khách hàng truyền thống của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhờ vốn vay ưu đãi mà nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả đã hình thành và nhân rộng, giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều đẩy mạnh mở rộng mạng lưới về địa bàn nông thôn; phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể để hình thành, củng cố và duy trì hoạt động các tổ vay vốn của ngân hàng. Mỗi năm bình quân có trên 30 nghìn lượt hộ được vay vốn theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, doanh số cho vay bình quân đạt trên 4.600 tỷ đồng/năm; tăng bình quân 63,3%/năm. Tính đến hết quý II/2016, dư nợ cho vay là 16.680 tỷ đồng, chiếm hơn 45% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm dưới 1% tổng dư nợ cho vay. Vốn vay chủ yếu được tập trung đầu tư để phát triển đa dạng các ngành, nghề tại khu vực nông thôn như: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất và thực hiện chương trình cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xây dựng chuồng trại, cải tạo nhà ở; học tập kinh nghiệm sản xuất…
Cùng với các nguồn vốn khác, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong nông nghiệp, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó, vốn vay nông nghiệp, nông thôn đã và đang phát huy hiệu quả trong việc hình thành các vùng sản xuất trọng điểm như vùng sản xuất chè, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và cây dược liệu. Kết quả, trong 5 năm 2010 - 2015, ngành Nông nghiệp của tỉnh liên tục tăng trưởng khá (bình quân tăng 5,09%/năm), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 7,89% (giảm 12,43% so với năm 2010), bộ mặt nông thôn thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy cơ cấu cho vay phân theo đối tượng vay còn chưa hợp lý, đối tượng là hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại còn ít và dư nợ thấp; việc lồng ghép các chương trình tín dụng chưa tốt; còn một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích… Để nguồn vốn nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát huy hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh triển khai Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tiếp tục bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, chương trình nông nghiệp khuyến khích, chương trình xây dựng nông thôn mới... để có biện pháp huy động, cho vay vốn phù hợp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Trong quá trình triển khai, các ngân hàng kịp thời nắm bắt khó khăn về nguồn vốn để đề nghị bổ sung, đáp ứng nhu cầu vốn vay tín dụng nông nghiệp nông thôn. Cùng với đó là sự vào cuộc của các ngành chức năng và các địa phương với kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để dòng vốn ưu đãi sử dụng đúng mục đích, mang lại giá trị thật sự trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thực tế đã chứng minh, các chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp nông thôn đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, sản phẩm nông nghiệp nước ta đã thực sự bước vào “sân chơi” chung của thế giới, việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trở thành yêu cầu cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy vai trò các chính sách tín dụng ngày càng trở nên quan trọng, mở ra cơ hội cho người dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
baophutho.vnChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
baophutho.vnSáng 29/6, 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ mới và 148 xã, phường mới.
baophutho.vnNgày 25/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã gặp mặt, chia tay các đồng chí chuyển công tác và thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Ngày 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
baophutho.vnNgày 24/6, dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp, nghe và cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
baophutho.vnThực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Liên kết trang
0
2
0