Đây là chủ đề của Hội thảo quốc tế về ngành vật liệu xây dựng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 31/10 đến ngày 2/11/2019 do Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam (VIBM) tổ chức. Hội thảo có sự phối hợp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”, các đối tác trong nước và quốc tế.
Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN) tham dự Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam; Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN); Ông Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam; đại diện một số đại sứ quán, viện nghiên cứu; hơn 300 nhà nghiên cứu, học giả, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách đến từ 15 quốc gia trên thế giới; các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế.
Hội thảo quốc tế về “Khoa học và công nghệ vật liệu xây dựng vì sự phát triển bền vững” năm 2019 là diễn đàn với nhiều chủ đề trao đổi, thảo luận và tìm hiểu những bài học kinh nghiệm tốt nhất, những giải pháp sáng tạo được phát triển gần đây và sự phát triển trong tương lai của ngành khoa học và công nghệ vật liệu xây dựng nhằm phát triển hơn nữa ngành công nghiệp xây dựng mang tính bền vững ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Toàn cảnh Hội thảo.
Tại Hội thảo, các kết quả nghiên cứu nổi bật từ các hoạt động của Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” cũng đã được chia sẻ như: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển gạch không nung và khuyến nghị đối với khung chính sách cho phát triển gạch không nung ở Việt Nam; Sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất gạch không nung; Nghiên cứu sử dụng hiệu quả vật liệu xây không nung ở Việt Nam; Công nghệ sản xuất tấm tường AAC.
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết: Việc phát triển vật liệu xây dựng chắc chắn đòi hỏi phải áp dụng khoa học và công nghệ để giảm thiểu sử dụng tài nguyên khoáng sản, tối đa hóa sử dụng phụ phẩm công nghiệp, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và tạo ra các sản phẩm vật liệu xây dựng bền vững hơn. Điều này thậm chí còn rất cần thiết khi Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng vật liệu xây dựng lớn nhất thế giới.
Ngành xây dựng sử dụng khoảng một phần ba năng lượng trên toàn cầu và phát thải khoảng 35 đến 40% tổng lượng khí nhà kính trên toàn thế giới, sử dụng hơn một phần ba nguồn nguyên liệu trên toàn cầu. Những thách thức này đang trở nên rõ nét hơn ở các nước đang phát triển nơi có mức độ xây dựng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Phần lớn lượng khí thải phát sinh là do sản xuất xi măng và sắt thép, tiếp đó là nhôm, kính/thủy tinh và vật liệu cách nhiệt.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ với Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng và các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức liên quan của Việt Nam đặc biệt thông qua Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Bộ KH&CN và Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc. Bà nhấn mạnh “Việc phát triển lĩnh vực xây dựng bền vững đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng, do vậy Chính phủ cần có hành động để tạo ra các khung chính sách cho phép hình thành thị trường để các doanh nghiệp có thể sản xuất các loại vật liệu bền vững cho ngành xây dựng đồng thời khuyến khích việc thiết kế, kích cầu người tiêu dùng trực tiếp sử dụng các sản phẩm bền vững”.
Hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 02/11/2019 bao gồm 1 phiên toàn thể và 7 phiên theo chủ đề dưới sự điều hành của các ban chủ toạ riêng biệt. Các chủ đề chính bao gồm: Xi măng, bê tông, gốm, kính, thủy tinh, vật liệu chịu lửa, vật liệu chống cháy, vật liệu cách nhiệt, sơn, kiểm soát chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tái chế chất thải để phát triển bền vững vật liệu xây dựng và ngành xây dựng.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.
Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.