Đó là chủ đề của hội thảo khoa học do Bộ KH&CN, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Kạn phối hợp tổ chức tại Bắc Kạn ngày 3.7.2014 nhân dịp diễn ra Hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 15. Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo của Bộ KH&CN, tỉnh Bắc Kạn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc; đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm giới thiệu với các địa phương, ban, ngành hữu quan và cộng đồng doanh nghiệp mục tiêu, nội dung của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Chương trình), đặc biệt là trao đổi, thống nhất với các địa phương về giải pháp và phương thức phối hợp trong việc đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ, cùng triển khai và chuyển giao, ứng dụng các kết quả của Chương trình.
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hữu Đức thay mặt cơ quan chủ trì Chương trình đã giới thiệu về Chương trình. Theo đó, nguyên tắc triển khai Chương trình được xác định là: đảm bảo tính hướng đích và tính ứng dụng cao; tính thiết thực; tính khả thi và hiệu quả; tính bền vững. Cho đến nay, Văn phòng Chương trình đã nhận được hơn 600 đề xuất nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học tại các tổ chức KH&CN. Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức 5 hội nghị khoa học với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học để xét chọn, phân loại theo các lĩnh vực: các vấn đề khoa học tự nhiên, tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên; lựa chọn, phát triển và chuyển giao công nghệ; phát triển kinh tế, chuyển đổi sinh kế; văn hóa, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng và an ninh; giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đưa ra nhiều đề xuất nhiệm vụ KH&CN của các địa phương vùng Tây Bắc cho Chương trình, trong đó Bắc Kạn: 4, Cao Bằng: 4, Điện Biên: 4, Hà Giang: 14, Lào Cai: 3, Nghệ An: 4, Sơn La: 1, Thái Nguyên: 5, Thanh Hóa: 7, Tuyên Quang: 19, Yên Bái: 3, Lạng Sơn: 6, Lai Châu: 5, Hòa Bình: 4, Phú Thọ: 2, Bắc Giang: 7. Nhìn chung, các đề xuất bám sát khung mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt của Chương trình.
Sáng ngày 18/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình quản lý du lịch thông minh tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ trì thực hiện. Thạc sỹ Chu Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở làm Chủ tịch Hội đồng.
Ngày 17/1, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh: Xây dựng mô hình sản xuất con giống thuần chủng gà nhiều cựa huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ từ nguồn gen đã được chọn lọc, dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2021 - 2025 do Chi cục Chăn nuôi, thú y tỉnh Phú Thọ chủ trì thực hiện.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm, giảm thiểu lượng carbon.
Ngày 01/7/2023, tại Nhà luyện tập và thi đấu tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 -2028