![]() |
Ngày 6/12/2014 tại Hà Nội, Bộ KH&CN và Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã đồng tổ chức Hội thảo KH&CN phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì hội thảo; Tham gia điều hành hội thảo còn có Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát. Hội thảo thu hút hơn 500 đại biểu đến từ các Viện, trường, Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của các địa phương và các Bộ, ngành có liên quan.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo về hoạt động KH&CN của Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT cùng nhiều đại diện doanh nghiệp trong cả nước.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày một hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, KH&CN chính là khâu then chốt thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Dù đạt được một số thành tựu nhất định, song nhìn chung trình độ KH&CN trong nông nghiệp của ta còn yếu, sự tham gia của doanh nghiệp (DN) vẫn rất hạn chế. Vì vậy, không còn con đường nào khác tốt hơn để thay đổi, phát triển nông nghiệp bằng việc ứng dụng tiến bộ KH&CN.
Từ năm 2011 đến nay, ngành NN-PTNT đã đạt được một số kết quả nổi bật trong nhiệm vụ KH&CN. Trong lĩnh vực trồng trọt đã công nhận được 48 giống lúa mới giúp tăng 10-15% năng suất. Về ngô, 26 giống mới cũng đã được công nhận, rất nhiều giống có khả năng chịu hạn, sâu bệnh, năng suất có thể lên tới 10 tấn/ha, tương đương các giống ngô nhập nội. Bên cạnh đó, một loạt giống cây công nghiệp như điều, cà phê, hồ tiêu, cao su, ca cao, chè có năng suất vượt trội so với các nước trên thế giới. Tính đến hết năm 2013, có 47 giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được chuyển nhượng cho DN, trong đó có 39 giống lúa, 4 giống ngô, 1 giống đỗ tương, 1 giống lạc, 1 giống thanh long và 1 giống khoai tây. Cùng với trồng trọt, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ chế biến, bảo quản và sau thu hoạch, thủy lợi cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng. Đó là tình trạng trình độ KH&CN nông nghiệp trong nhiều lĩnh vực nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Các đại biểu cho rằng, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN tham gia sâu rộng hơn nữa vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Hiện, theo kết quả điều tra của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) trên 1.500 DN có hoạt động KH&CN thì có tới 350 DN có tiềm năng phát triển thành DN KH&CN, nhưng trong số đó chỉ có 28 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 8%).
Thực tế trên cho thấy ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để rút dần khoảng cách với khu vực và thế giới. Để làm được điều này không có con đường nào ngắn hơn là tăng cường nghiên cứu KH&CN trong nông nghiệp, đẩy nhanh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Trong quá trình này cần xác định được vai trò quan trọng của các DN. Nhìn nhận vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, vai trò của DN ngày càng quan trọng. Đặc biệt, khi Luật KH&CN sửa đổi được thực hiện thì các DN có điều kiện phát huy vai trò của mình thông qua hình thức quỹ phát triển KH&CN, qũy đầu tư mạo hiểm,…
Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ những khó khăn đối với nông dân, nhà khoa học và các nhà quản lý. Bộ trưởng cho biết, nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn nên những người nông dân vẫn vất vả, một nắng hai sương trên cánh đồng mà kết quả lao động thấp. Chính vì nghèo mà người làm khoa học cũng không thu được thành quả tương xứng với công lao động của mình bỏ ra. Còn người làm quản lý dù có sáng kiến đổi mới tiến bộ thì cũng khó đi vào được cuộc sống vì còn vô số những vướng mắc trong trong hệ thống. Bộ trưởng nhấn mạnh, người làm khoa học dù ở viện, trường hay DN cũng cần chung tay tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đưa KH&CN vào sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, để những Nghị quyết của Đảng về KH&CN trở thành hiện thực trong 10 hoặc 15 năm tới.
Trong thời gian qua Bộ KH&CN đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động nghiên cứu KH&CN trong ngành nông nghiệp nói riêng và hoạt động ngành KH&CN nói chung. Một số chính sách mới có tính quyết định đến hoạt động KH&CN có thể kể đến như cơ chế đặt hàng, cơ chế quỹ và cơ chế khoán đến sản phẩm cuối cùng trong nghiên cứu. Để tiếp tục đổi mới hoạt động KH&CN phù hợp với tinh thần đổi mới của các chính sách KH&CN, trong thời gian qua Bộ KH&CN đã phối hợp xây dựng đề án khung, dự án KH&CN cho Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao; Sản phẩm cá da trơn; Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu... Những dự án này cũng đạt được một số kết quả khả quan.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định vai trò của KH&CN vô cùng quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và trong sự phát triển toàn xã hội nói chung. KH&CN góp phần vào hầu hết các vấn đề lớn của đất nước như viễn thám, biến đổi khí hậu đến các vấn đề cụ thể như chăn nuôi, lợn, gà,… Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Tất cả những kiến nghị về cơ chế, chính sách, đất đai, vốn liếng suy cho cùng vẫn tập trung lại ở khâu thị trường. Bây giờ DN hợp tác với viện, với trung tâm, với trường ĐH không ai cấm. Xây nhà, thuê người, mở viện… đều không sao. Nói chung, cái gì pháp luật không cấm mà thị trường cần các đơn vị cứ mạnh dạn làm. Nhưng chúng ta phải đặt quyết tâm làm, cái gì khó mình làm thử, trên tinh thần cầu thị, ngay như 19 tiêu chí trong xây dựng NTM, nếu tiêu chí nào không phù hợp Bộ NN-PTNT nên mạnh dạn sửa sớm. Không dám nhận là cường quốc về nông nghiệp, song tương lai 10, 15 năm nữa Việt Nam chúng ta phải phấn đấu trở thành nước có thứ hạng trên thế giới về nông nghiệp công nghệ cao”.
Sau khi dành một ngày nghe các DN, đơn vị báo cáo, kiến nghị các cơ chế, chính sách dành cho nghiên cứu KH&CN, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kết luận, đây chính là thời cơ cho nền nông nghiệp của Việt Nam. Phó Thủ tướng yêu cầu sau Hội thảo này Bộ NN-PTNT và Bộ KH&CN tập hợp lại tất cả những kiến nghị, vướng mắc từ phía DN, địa phương, để có những tháo gỡ mang tính cách mạng cho lĩnh vực nghiên cứu KH&CN. Nếu chính sách vướng ở tầm cao, đích thân Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng sẽ đưa ra Chính phủ xin cơ chế thực hiện thí điểm....
Ngày 18/6/2025, UBND tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (sau hợp nhất) lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ngày 17/6/2025, Sở Khoa học và Công nghệ và Văn phòng UBND 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình tổ chức hội nghị làm việc để thống nhất lựa chọn, sử dụng các Hệ thống thông tin dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành khi sáp nhập 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
Sáng nay 10/6, đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương;
Để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025), hướng tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp” trên phạm vi toàn quốc.
PhuthoPortal - Ngày 2/6/2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2862/KH-UBND về triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025 với chủ đề “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma tuý”. Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025 diễn ra từ ngày 01/6/2025 đến ngày 30/6/2025.
Ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Liên kết trang
0
2
0