Cơ hội và Thách thức là cụm từ song hành của ngành KH&CN khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua. Bởi mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ hàng rào thuế quan, do vậy sản phẩm sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa yếu tố KH&CN như lực lượng sản xuất trực tiếp, một vấn đề mà lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Cuộc chơi nào thời cơ và thách thức cũng đan xen nhưng với TPP có thể cơ hội sẽ là chủ yếu.
(Trans-Pacific Partnership) là Hiệp định đối tác kinh tế Thái Bình Dương, bao gồm 12 quốc gia: Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Canada và Việt Nam. TPP có tầm quan trọng thế nào? Khi Hiệp định TPP được ký kết, các nước thành viên phải đưa mức thuế xuất nhập khẩu về bằng 0%, gỡ bỏ mọi rào cản trong giao thương hàng hóa, dịch vụ. Các lĩnh vực sẽ nhận sự thay đổi lớn nhất là: Kinh tế, môi trường, văn hóa, đạo đức kinh doanh. Mục đích của TPP là gì? Mục đích ban đầu: Là một thỏa thuận kinh tế giữa 4 quốc gia gồm Brunei, Chile, New Zealand, Singapore vào năm 2005, có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Mục đích hiện tại: Xóa bỏ hoàn toàn các loại thuế và rào cản xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, nói đơn giản, thì bạn có cơ hội rất lớn để mua một chiếc Macbook Pro hoặc iPhone bằng với giá bán ở Mỹ trong những năm tới. Bên cạnh yêu cầu giảm thuế về 0%, tất nhiên chất lượng sản phẩm và tay nghề lao động của các nước thành viên phải theo một quy chuẩn chung, điều đó cho thấy, các sản phẩm chất lượng kém, không đạt chuẩn sẽ bị cạnh tranh trực tiếp trên sân nhà. |
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo động lực đột phá cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PhuthoPortal - Ngày 7/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND công bố kết quả Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ Chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030
Gần 25 năm sau khi đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm được chính phủ phê duyệt vào năm 2000, cho đến nay ngành KH&CN chưa có thêm một đề án đầu tư về cơ sở hạ tầng KH&CN hiện đại ở quy mô quốc gia, trong khi đó là một trong những yếu tố nền tảng để KH&CN Việt Nam có thể tạo ra những đột phá trong tương lai.
Bộ Chính trị chỉ đạo ưu tiên nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.
Sáng ngày 18/12/2024, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) chính thức khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST.