Xác định khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, trên cơ sở bám sát nhiệm vụ được giao, ngành KH&CN Phú Thọ tập trung triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN phù hợp với thực tiễn sản xuất của tất cả các ngành, lĩnh vực và đời sống.
Lãnh đạo Sở KH&CN tham quan mô hình chè tại Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Ngành KH&CN đã đóng góp nhiều đề tài nghiên cứu, dự án, ứng dụng công nghệ ở các lĩnh vực, khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN có nhiều đổi mới trong xác định, triển khai nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu KH&CN đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dược liệu. Hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN từ tỉnh đến huyện được tăng cường, đảm bảo theo quy định, phù hợp với thực tiễn.
Ngành KH&CN tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong lĩnh vực KH&CN, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, góp phần quan trọng đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, Sở KH&CN quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động KH&CN của tỉnh với tổng kinh phí trên 41 tỷ đồng. Tổ chức triển khai thực hiện 107 nhiệm vụ KH&CN các cấp có sử dụng ngân sách Nhà nước, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, có hiệu quả. Tham gia ý kiến, thẩm định công nghệ của 73 dự án đầu tư; xác lập quyền sở hữu trí tuệ với 36 đơn; cấp 7 văn bản bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân. Tư vấn, hướng dẫn cho 30 lượt doanh nghiệp/hợp tác xã xây dựng, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ghi nhãn hàng hóa; triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch. Tổ chức nhiều hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho gần 2.000 học sinh, sinh viên, thành viên của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Văn phòng các chương trình KH&CN Quốc gia kiểm tra tiến độ mô hình ứng dụng KH&CN tại tỉnh.
Những năm gần đây, tiềm lực KH&CN của tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Màng lưới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh được hình thành với 43 đơn vị, tổ chức, trong đó có 22 viện/trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm; 8 doanh nghiệp KH&CN; 10 trường đại học, cao đẳng... Cơ sở vật chất, trang, thiết bị phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từng bước được quan tâm đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 12 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS (phòng thí nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017).
Các sở, ngành, huyện, thành, thị đã thành lập, duy trì thường xuyên hoạt động của Hội đồng KH&CN, làm tốt nhiệm vụ tư vấn cho ngành, địa phương về phát triển KH&CN, tích cực ứng dụng, chuyển giao các kết quả KH&CN, tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Hoạt động KH&CN được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực: Quản lý, nghiên cứu khoa học; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, thông tin KH&CN; thanh tra, kiểm tra.
Trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu quả các chương trình KH&CN cấp tỉnh: Chương trình tạo lập, phát triển tài sản trí tuệ; Chương trình ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ; Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá... Giai đoạn 2018-2023, thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, toàn tỉnh có 53 dự án được hỗ trợ đổi mới công nghệ với tổng kinh phí trên 18,3 tỷ đồng. Thông qua đó, nhiều doanh nghiệp đã đạt được kết quả tích cực, hàng chục công nghệ, quy trình công nghệ được doanh nghiệp chuyển giao, hấp thu, làm chủ.
Việc phát triển nguồn cung thị trường KH&CN được quan tâm, giai đoạn 2018-2023, trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện 139 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Các nhiệm vụ được lựa chọn, phê duyệt hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh; tập trung cho các nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ, thành tựu về giống, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phân bón vi sinh, công nghệ thông tin, truyền thông, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhiều thành tựu y học hiện đại đã được nghiên cứu, triển khai ứng dụng phục vụ công tác khám, điều trị bệnh. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, KH&CN, đổi mới sáng tạo đã cung cấp các luận cứ khoa học trong định hướng, quy hoạch phát triển, quảng bá du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vùng Đất Tổ, các di tích lịch sử trên địa bàn... Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đổi mới, nâng cao chất lượng. Công tác xác định, đặt hàng, lựa chọn đề tài, dự án được đổi mới, tập trung giải quyết các vấn đề bức thiết trong sản xuất và đời sống, ưu tiên tập trung cho các nhiệm vụ có tỉnh ứng dụng tại địa phương, lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm cho sự phát triển.
Thời gian tới, để KH&CN, đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực, nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, ngành tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch lĩnh vực KH&CN phù hợp với điều kiện, chiến lược phát triển của tỉnh. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống để phát triển, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm trọng điểm, chủ lực. Phát huy lợi thế của địa phương để KH&CN thực sự là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Huy động nguồn lực đầu tư cho KH&CN; đầu tư, khai thác có hiệu quả hạ tầng KH&CN. Đẩy mạnh các hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, liên kết với hệ thống đổi mới sáng tạo Quốc gia; thúc đẩy hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
Nguyễn Duy Anh
Giám đốc Sở KH&CN
PhuthoPortal - Ngày 13/1/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới hơn 15.000 điểm cầu trên toàn quốc với hơn 978.500 đại biểu tham dự. Tại tỉnh Phú Thọ, hội nghị được kết nối từ điểm cầu cấp tỉnh đến 17 điểm cầu cấp huyện, đảng bộ trực thuộc, 213 điểm cầu cấp xã và đơn vị với gần 11.000 cán bộ, đảng viên tham dự.
Ngày 09/01/2025, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia với 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa KH,CN&ĐMST và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu.
Ngành Khoa học và Công nghệ tập trung vào 9 nhiệm vụ trọng tâm, từ hoàn thiện khung pháp lý đến phát triển nhân lực, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (NQ 57) được nhà khoa học kỳ vọng tạo luồng gió mới thúc đẩy sức sáng tạo trong cộng đồng nghiên cứu.
Các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D), cơ sở giáo dục đại học đăng ký là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) và các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động R&D sẽ được xác định rõ ràng, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức KH&CN.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.