Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 03/09/2019
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Khoa học kỹ thuật tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp


img2042-1566783268
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi làm tăng tỷ lệ đậu quả và cải thiện chất lượng, mẫu mã bưởi Đoan Hùng

 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) được xem là giải pháp quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh, qua thực tiễn sản xuất cho thấy, tiến bộ KHKT đã đóng góp hiệu quả vào phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá nông sản. Tuy nhiên, việc ứng dụng KHKT còn chưa đồng đều, hiệu quả mang lại chưa tương xứng và cần giải pháp đồng bộ.

Ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu nhằm tăng giá trị sản phẩm và mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn. Thời gian qua, nông nghiệp của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 5,07%. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được nâng cao, đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở khâu làm đất đạt 80%, vận chuyển 50%, thu hoạch đạt 50%; trong sản xuất chè ở khâu đốn khoảng 80%, thu hái 56%...  

Kết quả áp dụng, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã giúp tỉnh hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo lợi thế địa phương, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được triển khai tập trung đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực và nhân rộng trong sản xuất như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, khảo nghiệm bổ sung các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất (giống lúa Thiên ưu 8, TBR 225; giống ngô chuyển gen, giống bò cao sản BBB, giống lợn ngoại cao sản...); ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô sản xuất giống cây lâm nghiệp với năng lực sản xuất đạt 9,5 triệu cây mô/năm; tưới tiết kiệm, tưới cây vùng đồi cho chè, cây ăn quả có múi. 

Năm 2018, tỉnh ta đẩy mạnh phát triển lúa chất lượng cao gắn với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, xây dựng cánh đồng lớn với tổng số 90 vùng, tổng diện tích 8.000ha. Diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao toàn tỉnh đạt 23.600ha, chiếm gần 37% tổng diện tích gieo cấy; áp dụng biện pháp thâm canh cải tiến SRI cho lúa đạt 25.000 ha/năm. Diện tích chè giống mới có năng suất, chất lượng cao chiếm 73%, diện tích chè được sản xuất theo quy trình an toàn đạt 3.100ha. Cơ cấu các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao chiếm 39%, tỷ lệ đàn lợn lai chất lượng cao đạt trên 80% tổng đàn, tỷ lệ đàn bò lai chiếm khoảng 70%. Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, sử dụng chất độn chuồng, áp dụng công nghệ biogas được mở rộng với trên 30.000 công trình khí sinh học. 

Việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp cũng đã thúc đẩy và hình thành các trang trại quy mô lớn, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sản xuất tập trung theo quy mô trang trại ngày càng được quan tâm đầu tư, đến nay đã có 460 trang trại đạt tiêu chí; có khoảng trên 4.300 gia trại chăn nuôi tạo bước chuyển biến tích cực về giá trị hàng hoá, dần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá tập trung và gắn với thị trường tiêu thụ; bước đầu hình thành và phát triển hình thức liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo chuỗi giá trị. 

dsc5687-1566783281
HTX nông nghiệp An Phú, xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn chuyên chăn nuôi gà, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ theo hướng chăn nuôi an toàn từ con giống, thức ăn, tiêm vacxin phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại huyện Đoan Hùng, tỷ lệ giống cây trồng, vật nuôi mới đưa vào sản xuất ngày càng tăng, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Ông Nguyễn Hoàng Minh - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT, điển hình là đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất, đến nay trên địa bàn huyện tỷ lệ sử dụng giống lúa lai bình quân là 60%, giống ngô lai trên 95%, giống cây lâm nghiệp sử dụng công nghệ mô hom, giống hạt ngoại 80%. Bưởi là một trong những cây trồng chủ lực của huyện với diện tích khoảng trên 2.400ha, năm 2018 giá trị sản phẩm mang lại ước đạt 260 tỷ đồng. Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng, áp dụng kỹ thuật chăm sóc cho cây bưởi làm tăng tỷ lệ đậu quả và cải thiện chất lượng, mẫu mã bưởi quả ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Tại HTX sản xuất kinh doanh bưởi Chí Đám, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, các biện pháp kỹ thuật được ứng dụng tương đối đồng bộ nên năng suất, sản lượng bưởi những năm gần đây nhìn chung ổn định. Ông Nguyễn Minh Mạch - Giám đốc HTX cho biết: Qua kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi các mô hình và tập huấn kỹ thuật, việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như thụ phấn bổ sung, bón phân cân đối, tỉa cành tạo tán được các thành viên trong HTX áp dụng đại trà trong sản xuất nên cho hiệu quả cao. Hiện nay, một số thành viên đang tăng cường phân bón hữu cơ, phân vi sinh, phân bón chuyên dụng, áp dụng các biện pháp sinh học trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để nâng cao chất lượng và mẫu mã quả.

Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh còn gặp khó khăn do điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, sâu bệnh hại phát sinh nhiều, tập quán canh tác còn hạn chế... Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, trình độ của nông dân không đều nên chưa thúc đẩy việc áp dụng phổ biến một số phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hoá; việc liên kết “4 nhà”, đặc biệt là giữa các đơn vị nghiên cứu khoa học với người sản xuất chưa chặt chẽ nên hiệu quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa cao. Ở một số khâu sản xuất việc ứng dụng kỹ thuật còn kém, chưa được cơ giới hoá hoặc tỷ lệ cơ giới hoá còn thấp như gieo cấy, bảo quản sau thu hoạch... Nguyên nhân là do phần lớn diện tích đất canh tác của nông dân còn manh mún, địa hình trung du miền núi phức tạp, một số huyện đồng ruộng trũng, ngập nước, khi đưa các máy móc thiết bị xuống canh tác thường bị sa lầy. Bên cạnh đó, trình độ của người dân trong việc tiếp cận các tiến bộ KHKT bằng đưa cơ giới hóa vào sản xuất chưa đồng đều. Toàn tỉnh hiện có trên 290 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang hoạt động, các HTX chủ yếu tổ chức các khâu dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng kinh tế hợp tác và HTX còn yếu trong khâu tổ chức, làm dịch vụ sản xuất, nhất là áp dụng tiến bộ KHKT và cơ giới hoá đòi hỏi nguồn vốn lớn trong khi nguồn lực của HTX, hộ nông dân còn nhiều khó khăn. Công nghệ chế biến, bảo quản, đóng gói đã được triển khai áp dụng với một số sản phẩm chủ lực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Thực tế cho thấy, chỉ khi áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đưa công nghệ mới để ứng dụng trong sản xuất mới thực sự tạo bước đột phá trong việc nâng cao giá trị nông sản, cải thiện đời sống cho nông dân. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, phát triển nông nghiệp cận đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, địa phương; xây dựng kế hoạch sản xuất theo nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm là đặc sản của địa phương (theo mô hình mỗi xã một sản phẩm). Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, khắc phục những hạn chế của phương thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết; thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác, HTX, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến... tạo bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. 

Theo baophutho.vn

Lượt xem: 305



BÀI VIẾT KHÁC
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Xác định khoa học, công nghệ là giải pháp quan trọng, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) ngày 1/11/2012 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày 14/08/2024
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, ngày 29/4/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Thủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09). Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 14/08/2024
Phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh
Phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh

Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, việc sử dụng phân bón hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng. Hai loại phân bón được nhiều người quan tâm và sử dụng phổ biến hiện nay là phân bón vi sinh và chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc nhận biết và phân biệt hai loại phân này.

Ngày 21/06/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ

Công nghệ sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ sử dụng dây chuyền thiết bị cơ giới tạo túi bầu tự hoại với nguyên liệu 100% chất hữu cơ phế thải như: Mùn cưa, vỏ lạc nghiền nhỏ, trấu hun. Trường Đại học Hùng Vương được UBND tỉnh phê duyệt và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự hủy quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ” từ năm 2021, dự án góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp

Ngày 18/06/2024
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển mạnh hiện nay trước nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đảm bảo sự bền vững cho môi trường, đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp giúp nông nghiệp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 24/05/2024
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.

Ngày 02/05/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0