Ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Ba, 07/11/2023
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Khoa học công nghệ là "vaccine" trên hành trình Chuyển đổi Xanh


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Diễn đàn "Phát triển Đầu tư và Thương mại Xanh-Cùng Xây dựng Văn minh Sinh thái." (Ảnh: Tiến Trung/TTXVN)

Chiều 5/11, trong khuôn khổ Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 6 tại Thượng Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự và phát biểu chính tại Diễn đàn “Phát triển Đầu tư và Thương mại Xanh-Cùng Xây dựng Văn minh Sinh thái Toàn cầu.”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Phó Thủ tướng Azerbaijan Shahin Mustafayev và Phó Thủ tướng Fiji Manao Kamikamica là ba diễn giả chính tại Diễn đàn.

Tham dự Diễn đàn còn có Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển (UNCTAD), Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Khích cùng hơn 200 đại diện Chính phủ, doanh nghiệp, chuyên gia học giả các nước và tổ chức quốc tế.

Diễn đàn tập trung thảo luận về giải giáp thúc đẩy thương mại và đầu tư nhằm tăng cường tài chính cho phát triển cũng như phát triển công nghệ xanh hướng tới xây dựng một hệ văn minh sinh thái toàn cầu.

Phát biểu chính tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sáng kiến tổ chức CIIE lần thứ 6.

Phó Thủ tướng nêu bật bối cảnh thế giới chuyển đổi sâu sắc với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và các xu hướng Chuyển đổi Số, Chuyển đổi Xanh, phát triển dựa vào công nghệ, tri thức.

Khẳng định đây là thời điểm lịch sử để thế giới nhanh chóng đổi mới, chuyển đổi kinh tế từ nâu sang xanh, Phó Thủ tướng chia sẻ ba định hướng hợp tác sau:

Một là, cần củng cố hợp tác và đoàn kết quốc tế để xây dựng một hệ sinh thái cho đầu tư và thương mại xanh. Phó Thủ tướng nhấn mạnh đối phó với thách thức toàn cầu cần có nỗ lực toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương.

Các thể chế đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), UNCTAD, UNDP, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cần phát huy vai trò tăng cường kết nối xây dựng các chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư xanh, bền vững.

Hai là, quá trình xanh hóa đầu tư và thương mại cần bảo đảm công bằng. Các nước cần cùng nhau hành động, thực hiện mục tiêu chung song có tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển, quy mô kinh tế và khả năng thích ứng của các nước.

Các nước phát triển cần hỗ trợ về tài chính, công nghệ và nhân lực cho các nước đang phát triển để bắt kịp các quy chuẩn, tiêu chuẩn xanh toàn cầu.

Ba là, khoa học công nghệ là “vaccine” trong hành trình ứng phó biến đổi khí hậu và Chuyển đổi Xanh.

Phó Thủ tướng đề nghị các nước phát triển cần đi đầu sáng chế, phát triển khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm xanh như hydrogen xanh, hạ tầng bảo quản, vận chuyển và sản xuất ít phát thải, thân thiện với môi trường.

Các tổ chức quốc tế cần góp phần bảo đảm quá trình phân bổ nguồn lực, chuyển giao công nghệ xanh từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển một cách công bằng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Diễn đàn. (Ảnh: Tiến Trung/TTXVN)

Phó Thủ tướng nhấn mạnh nếu các nước phát triển và đang phát triển cùng nhau hợp tác, tận dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho chuyển đổi năng lượng thì có thể biến những điều không thể thành có thể để cùng hướng đến mục tiêu cao cả nhất là phát triển bền vững và nền văn minh sinh thái toàn cầu.

Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẵn sàng tham gia cùng các nước phát triển thiết lập một khuôn mẫu hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển cho Chuyển đổi Xanh.

Là một trong ba nước triển khai Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) với các nước G7, Việt Nam thúc đẩy cơ chế huy động tài chính xanh, theo đó nguồn vốn từ chính phủ đóng vai trò dẫn dắt, điều hướng các nguồn đầu tư tư nhân để hiện thực hóa các mục tiêu giảm phát thải, Chuyển đổi Xanh và phát triển bền vững.

Sau Diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến thăm khu trưng bày của gần 40 doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ, trong đó nhiều đơn vị có năng lực xuất khẩu tốt và thương hiệu uy tín, chất lượng như Vinamilk, TH True Milk, Càphê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần VISIMEX, Dừa Lương Quới, Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng, Công ty Cổ phần Thực phẩm Bích Chi, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu....

Là “quốc gia danh dự” tại hội chợ, Việt Nam tập trung trưng bày các sản phẩm trong lĩnh vực nông sản-thực phẩm chất lượng cao, là các sản phẩm Việt Nam có ưu thế và Trung Quốc có nhu cầu.

Hội chợ CIIE là một trong bốn hoạt động ngoại giao đa phương thường niên lớn nhất của Chính phủ Trung Quốc theo sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ năm 2018.

Hội chợ CIIE lần thứ 6 có chủ đề "Thời đại mới, cùng chia sẻ tương lai," đã thu hút hơn 150 quốc gia và tổ chức quốc tế, 3.400 doanh nghiệp tham dự.

Hội chợ được tổ chức với mục đích nâng cao vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khẳng định chính sách thương mại hai chiều của Trung Quốc, sẵn sàng mở cửa thị trường to lớn đóng góp vào phục hồi và tăng trưởng thương mại và kinh tế toàn cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Đào Long Trung - Người Sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Mới Giang Tô Runergy. (Ảnh: Tiến Trung/TTXVN)

Cũng trong chiều 5/11, nhân dịp tham dự CIIE lần thứ 6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Pascal Soriot, Tổng Giám đốc Tập đoàn AstraZeneca, và ông Đào Long Trung, người sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Mới Giang Tô Runergy.

Tại cuộc tiếp ông Pascal Soriot, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao Tập đoàn Astra Zeneca đã tích cực hỗ trợ trong việc cung cấp vaccine phòng, chống COVID-19 cho Việt Nam; cũng như đóng góp vào việc thực hiện công bằng vaccine trên toàn cầu. Phó Thủ tướng khẳng định “Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện để AstraZeneca triển khai các dự án thành công tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, hệ sinh thái ngành chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.”

Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, ông Pascal Soriot bày tỏ ấn tượng trước sự phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam sau đại dịch.

Cùng với các dự án đầu tư, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vaccine, dược phẩm, tập đoàn AstraZeneca đã tham gia nhiều chương trình hợp tác nhằm phát triển bền vững và tăng cường tiếp cận chăm sóc sức khỏe như: Chương trình Trồng rừng AZ Forest; Chương trình “Sức khỏe Thanh Thiếu niên,” “Vì Lá Phổi Khỏe..."

Lãnh đạo AstraZeneca cũng mong muốn được tham vấn, hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng thị trường tín chỉ carbon.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Pascal Soriot - Tổng Giám đốc Tập đoàn Astra Zeneca. (Ảnh: Tiến Trung/TTXVN)

Tại cuộc tiếp ông Đào Long Trung, Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam định hướng phát triển mạnh các loại hình năng lượng tái tạo để phát triển, sản xuất các loại nhiên liệu mới như hydro xanh, amoniac xanh…

Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào các khâu của ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cũng như phục vụ xuất khẩu năng lượng, thiết bị, linh kiện cho thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, an toàn, thân thiện với môi trường, tái chế tối đa…

Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Năng lượng Mới Giang Tô Runergy cùng nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ khả thi về pin mặt trời, lưới điện truyền tải thông minh, sản xuất hydro xanh, amoniac xanh, pin tích điện…

Ông Đào Long Trung đã báo cáo với Phó Thủ tướng về tiến độ thực hiện giai đoạn một của dự án sản xuất thỏi silicon và đĩa bán dẫn với tổng mức đầu tư 440 triệu USD tại Khu Công nghiệp Hoàng Mai I (Nghệ An); khẳng định lãnh đạo Tập đoàn Năng lượng Mới Giang Tô Runergy mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm đủ điện và xúc tiến triển khai mở rộng dự án trong các giai đoạn tiếp theo./.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm gian hàng TH TrueMilk tại CIIE 6. (Ảnh: Tiến Trung/TTXVN)

Theo most.gov.vn

Lượt xem: 157



BÀI VIẾT KHÁC
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp
Giải phóng nguồn lực quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp

Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.

Ngày 15/11/2024
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới
Hoàn thiện thể chế KH,CN&ĐMST: Tạo đột phá trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.

Ngày 15/11/2024
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam
Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 2779/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2024 phê duyệt Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam” (Chương trình), mã số KC.16/24-30.

Ngày 07/11/2024
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Xã hội hoá các nguồn lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.

Ngày 26/09/2024
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030
Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một số địa phương giai đoạn 2021-2030

Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.

Ngày 25/09/2024
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20/9/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

Ngày 22/09/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Cuộc thi tìm hiểu Cải cách Hành chính 2024 Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Phổ biến giáo dục pháp luật Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành Thông tin KHCN

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

1

PAKN từ chối xử lý

0