Nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn là nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát triển và góp phần nâng tầm thương hiệu của mỗi trường đại học. Những năm qua, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Hùng Vương đã đạt nhiều kết quả nổi bật, nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn cao góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sinh viên Khoa Nông - Lâm - Ngư thực hành thí nghiệm nuôi cấy mô cây lâm nghiệp.
Đứng trước những tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, công nghệ mới và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của Trường Đại học Hùng Vương luôn có sự đổi mới cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Với phương châm “lấy thực tiễn làm đối tượng và là thước đo hiệu quả trong quá trình nghiên cứu”, trong năm học 2021-2022, nhà trường chủ trì thực hiện 5 đề tài, dự án cấp bộ và Nhà nước, 13 đề tài, dự án cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, phong trào NCKH cũng là điểm mạnh của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương. Các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên nhà trường đã gặt hái được nhiều thành tựu với hàng trăm ý tưởng khởi nghiệp được triển khai. Từ năm 2017 đến nay, nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Ý tưởng sinh viên” và nhiều khóa đào tạo về “Ươm mầm khởi nghiệp” thu hút sự tham gia tích cực hưởng ứng của đông đảo đoàn viên, sinh viên. Nhiều ý tưởng nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí để được triển khai vào thực tiễn. Thông qua các cuộc thi, diễn đàn về khởi nghiệp đã cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ các điều kiện ban đầu để sinh viên khởi nghiệp, lập nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên được gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia, hình thành những ý tưởng khởi nghiệp gắn bó với chính ngành học của mình.
Năm 2022, nhóm đề tài của sinh viên Mai Thị Thu Uyên - Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non đã xuất sắc được chọn vào vòng chung kết “Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka” dành cho sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trên phạm vi toàn quốc do Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thường niên. TS. Đỗ Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương khẳng định: “NCKH của sinh viên luôn được nhà trường xác định là một nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần quan trọng phát hiện, bồi dưỡng nhân tài và hướng nghiệp cho sinh viên ngay từ khi trên giảng đường đại học. Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka là sân chơi trí tuệ về khoa học, sáng tạo khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo khởi nghiệp đến đông đảo các sinh viên, đồng thời, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, doanh nghiệp đối với các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng phát triển”.
Song song với việc triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ các cấp, nhà trường tăng cường mối quan hệ với địa phương, tiếp cận với các chương trình chuyển giao khoa học công nghệ. Trong đó, nhà trường tập trung vào những lĩnh vực nghiên cứu như Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Văn hóa - Du lịch, Kỹ thuật Công nghệ... là lợi thế trong phát triển kinh tế của các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc. Các đề tài, dự án đã đem lại nhiều kết quả khoa học và thực tiễn giúp quy hoạch, phát triển và khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh ở mỗi địa phương, bước đầu đã mang lại những giá trị về kinh tế cho người dân.
Từ hiệu quả hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Hùng Vương đã nhanh chóng tạo được sự quan tâm của các nhà khoa học quốc tế và trở thành đối tác hoặc liên kết đào tạo, NCKH với các quốc gia. Trường đẩy mạnh, mở rộng hợp tác quốc tế, chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các cơ sở giáo dục đại học các nước và vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Philippines, Isarel, Đài Loan (Trung Quốc)... Các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài đến công tác và học tập tại trường ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về phạm vi nước đến. Cùng với đó, trường tăng cường đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu để nâng cao số lượng và chất lượng các công trình NCKH.
Theo baophutho.vn
Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Chiều 9/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) nhanh và bền vững”.
Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, chiều 01/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) địa phương năm 2024. Hội nghị nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và ĐMST ở các địa phương, nâng cao đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm đưa ra được các giải pháp giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng trưởng xanh, tiến tới kinh tế cac-bon thấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thực hiện Đề án: “Xây dựng giải pháp tổ chức, quản lý, khai thác vận tải biển theo hướng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải phù hợp với quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPO” (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra).
S. Lại Hồng Thanh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Trái đất và Môi trường thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình khai thác một số khoáng sản chủ yếu đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu”.