![]() |
Trong những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ đã di thực cây Ba kích từ Phú Thọ vào trồng ở Thanh Hóa bước đầu thành công: cây sinh trưởng phát triển, ra hoa kết trái và cho dược liệu không thấy khác biệt so với nơi nguyên sản. Từ đây, hàng năm, nhóm nghiên cứu đã thu hoạch hạt giống ươm giống từ hạt và cung cấp cho một số cơ sở trong nước trồng ba kích. Tuy số lượng cây giống chưa nhiều nhưng đã được thị trường chấp nhận.
Theo tài liệu kĩ thuật trồng ba kích của Viện Dược liệu năm 2005: "Sản xuất dược liệu ba kích chủ yếu trồng bằng cây giống ươm từ hạt, chỉ thiếu giống, tận dụng giống mới trồng bằng hom thân". Tuy nhiên rất nhiều vấn đề về hạt giống cũng như sản xuất dược liệu ba kích cần được quan tâm nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở dẫn đến đề tài "Khai thác và phát triển nguồn gen cây ba kích làm nguyên liệu sản xuất thuốc" được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu tại Viện Dược liệu do ThS. Phạm Xuân Luôn dẫn đầu trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2014.
Đề tài đã thu được những kết quả sau:
- Đã xây dựng vườn giống gốc ba kích với diện tích 1,5 ha tại xã Lũng Cao, H.Bá Thước, Thanh Hóa, vườn có 15.500 cây ba kích có hàng rào bảo vệ, có hệ thống nước tưới bán tự nhiên, ba kích có đủ cọc leo quấn, tại đây đã thu được 53,2 kg quả giống ba kích phục vụ phát triển.
- Đã xây dựng vườn ươm hạt giống ba kích với diện tích 0,2 ha tại Trung tâm NCDL Bắc Trung Bộ, đất vườn ươm là đất feralít đỏ vàng phù hợp sinh thái phát triển ba kích, vườn có nhà lưới tạo bóng, có hệ thống cấp thoát nước tự động, tại đây đã sản xuất 169450 cây giống ba kích từ hạt thu được từ vườn giống gốc
- Đã triển khai trồng thăm dò 6ha ba kích, trong đó H.Thạch Thành 3ha; H.Như Xuân 2ha và H.Ngọc Lặc 1ha. Cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Đã xây dựng quy trình sản xuất hạt giống ba kích có năng suất chất lượng tốt, theo đó khoảng cách trồng 1,2x1,2m, mật độ 6944 cây/ha, phân bón 20 tấn phân chuồng + 400kg NPK (5:8:5) + 0,25kg/ha chất điều hòa sinh trưởng "kích phát tố cho hoa trái Thiên Nông". Năng suất hạt giống 12,87-25,57kg (hạt tươi)/ha khi cây 4-6 năm tuổi. Tỷ lệ hạt chắc 72,7-75,45%; P1000hạt: 50,35- 53,17g, tỷ lệ nảy mầm của hạt 91,85-92,23%.
- Đã xây dựng tiêu chuẩn hạt giống ba kích, theo đó hạt từ cây mẹ có 4 năm tuổi trở lên, hạt làm giống phải là hạt tươi màu trắng ngà, tỷ lệ P hạt chắc/quả 30% trở lên, P1000 hạt 40g trở lên, tỷ lệ hạt chắc 70% trở lên, tỷ lệ nảy mầm của hạt 90% trở lên.
Đề tài được xem là cơ sở khoa học để phát triển sản xuất dược liệu ba kích theo hướng bền vững, đem lại nguồn lợi kinh tế cao so với cây trồng truyền thống. Hơn nữa, cây ba kích được trồng chủ yếu với cây rừng. Do đó, nếu trồng nhiều ba kích trên những vùng đất dốc sẽ góp phần chống lại hiện tượng xói mòn tự nhiên của đất đồi.
baophutho.vnNhắc đến xã miền núi Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn của huyện Yên Lập (nay được sáp nhập thành xã Sơn Lương, tỉnh Phú Thọ không ai không biết đến một sản vật nông sản nổi tiếng là gạo nếp. Năm 2010, sản phẩm gạo nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó đến nay, đồng bào dân tộc nơi đây luôn nỗ lực gìn giữ và xây dựng thương hiệu cho loại sản phẩm nông sản quý này.
baophutho.vnTrong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu và là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các địa phương. Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel Phú Thọ) đã khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực trong việc đồng hành cùng tỉnh xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đặc biệt tập trung vào giải pháp chuyển đổi số chính quyền 2 cấp.
Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2025/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp lớn. Đây là công cụ nhằm đo lường mức độ ứng dụng công nghệ số trong vận hành, quản trị và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn Thủ đô đã tham gia “Ngày hội Đổi mới sáng tạo Thủ đô năm 2025” do Thành đoàn Hà Nội tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị trực tuyến từ điểm cầu Trung ương đến điểm cầu cấp tỉnh và cấp xã, phường, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Liên kết trang
0
2
0