Hiện nay, do việc lựa chọn giới tính thai nhi khi sinh đã dẫn tới tình trạng mất cân bằng giới tính ở mức báo động. Điều này được thể hiện rõ nhất qua sự chênh lệch tỷ lệ bé trai so với bé gái trong các lớp mầm non và tiểu học đang tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Cộng tác viên dân số khu Thành Công, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì tuyên truyền cho các gia đình sinh con một bề là gái về hậu quả, hệ lụy và giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. |
Thực trạng đã đến mức báo động!
Trong những năm gần đây, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh đã từng bước kiềm chế gia tăng tỷ lệ sinh, góp phần cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, một vấn đề mới lại nảy sinh, đó là tình trạng mất cân bằng giới tính có xu hướng ngày càng tăng, tiềm ẩn mối lo về sự mất cân bằng của cấu trúc dân số trong tương lai, gây hậu quả xã hội về lâu dài.
Dáng người gầy gò, héo hắt của chị Đỗ Thị Ng. ở xã Phú Khê (huyện Cẩm Khê) như một ví dụ cho thấy vì sinh nở nhiều, lại không có thời gian nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe nên thoạt trông ai cũng tưởng người này thuộc hàng “U 60” thay vì thực tế năm nay chị mới ngoài tuổi 40. Nhiều người nói không ngoa rằng, thời thanh xuân của chị Ng là thời của… “chửa và đẻ”! 12 năm, 6 đứa con: 4 trai 2 gái nối nhau chào đời nên gia đình chị đã khó lại càng khó hơn vì cảnh con cái “lúm thúm”. Chính vì thế gia đình chị luôn thuộc diện hộ nghèo của xã. Bà Đỗ Thị H. - mẹ đẻ của chị Đỗ Thị Ng dù đã bước vào tuổi “thập cổ lai hy”, lẽ ra được phụng dưỡng, nghỉ ngơi nhưng vẫn phải trông con cho vợ chồng chị. Con cái nheo nhóc, bản thân người mẹ cũng gầy yếu do nhiều lần sinh nở không được kiêng khem, bồi bổ cho lại sức. Đông người, miệng ăn núi lở kinh tế gia đình chị vì thế không thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Tại huyện Cẩm Khê, 3 năm gần đây, số bé trai được sinh ra tại bệnh viện luôn cao hơn so với các bé gái, với tỷ lệ 121/100. Nhiều cặp vợ chồng đã lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ lần sinh đầu tiên thông qua việc siêu âm, chẩn đoán hình ảnh. Mặc cho Bộ Y tế đã có quy định: Nghiêm cấm cung cấp thông tin giới tính thai nhi, song, điều này có lẽ chỉ được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế nhà nước, còn các phòng khám tư nhân thì chưa thể kiểm soát được. Từ đó dẫn đến tình trạng nạo phá thai còn nhiều, tỷ lệ bệnh nhân chuyển viện với lý do vô sinh rất cao. Tính chung, 10 tháng đầu năm nay, tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở Cẩm Khê được biểu hiện ở con số: Gần 112 bé trai/100 bé gái. Tuy tỷ lệ sinh bé trai đã có giảm hơn những năm trước, song tâm lý người dân ở nhiều nơi vẫn muốn phải có con trai để nối dõi tông đường vẫn còn khá phổ biến. Trước khi xảy ra tình trạng hàng triệu nam giới Việt Nam không tìm được vợ trong tương lai, thì hiện tại, không ít gia đình, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi đang phải đối diện với sự thật vì đông con mà kinh tế nghèo khó, con cái không được chăm sóc, học hành tử tế, vẫn bỏ bê con trẻ theo quan niệm lỗi thời: Trời sinh voi, trời sinh cỏ!
Thực trạng này đang là báo động đỏ về bất hợp lý dân số hiện tại và tương lai.
Cần giải pháp khắc phục
Gia đình chị Cao Thị Lan, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ là một trong những hộ điển hình nuôi dạy con tốt tại địa phương. 2 con của chị đều là những con ngoan, trò giỏi, đạt nhiều thành tích trong học tập. Điều đáng nói ở đây là mặc dù theo công giáo song gia đình chị Lan lại là một trong số ít các hộ tích cực thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình ở địa phương. Hiện nay, trên địa bàn thị xã, tình trạng sinh thêm con thứ 3, thậm chí cả thứ 4 với mong muốn có con trai đang là thực tế nan giải, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thanh Sơn kiểm tra sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh sau sinh. |
Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính ở mức báo động như hiện nay là do tâm lý muốn sinh thêm con đối với những gia đình kinh tế khá giả và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; mặt khác việc kiểm tra các cơ sở y tế tư nhân, dịch vụ tư vấn sinh con trai chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Để giảm tình trạng này, HĐND thị xã thành lập những đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở y tế tư nhân, tránh tình trạng thông tin giới tính khi thai phụ siêu âm; đồng thời các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền vận động người dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, đặc biệt là về nhận thức trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ với con cái; khắc phục mặt tiêu cực của tâm lý xã hội về giới tính.
Theo thống kê từ Chi cục Dân số - KHHGĐ, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh đang ở ngưỡng báo động, xảy ra ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong 6 năm, từ 2008- 2013, tỷ số giới tính khi sinh gần 114 trẻ trai/100 trẻ gái. Các địa phương có tỷ số giới tính khi sinh cao như: Tân Sơn 136,79/100; Thanh Sơn 121,72/100; Yên Lập 120,48/100; Tam Nông 120,17/100. Điều này đã đặt ra không ít thách thức cho các địa phương trong việc thực hiện các chính sách về dân số. Trước những hệ lụy đã được dự báo, ngành y tế đã và đang tập trung vào nhiều phần việc. Trong đó, chú trọng đến giáo dục giới tính và bình đẳng giới cho đối tượng là vị thành niên và thành niên, từ đây giúp họ thay đổi quan niệm, nhận thức về DS-KHHGĐ. Trao đổi về thực trạng trên, bà Trần Thị Huyền - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ cho biết: “Chúng tôi đang tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, làm thay đổi nhận thức, hành vi của các tầng lớp nhân dân về vấn đề giới. Cùng với việc tuyên truyền để thay đổi nhận thức từ trong các gia đình, dòng họ; việc có những chính sách cụ thể khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái, nhằm nâng cao vị thế phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng rất quan trọng. Do đó, chúng tôi sẽ tham mưu cho tỉnh để ban hành các chính sách khuyến khích dành cho phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn tỉnh như: Giảm học phí cho gia đình sinh con một bề, hàng năm tổ chức khen thưởng cho các gia đình có trẻ em gái học giỏi, thành đạt.
Giảm tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh, không phải việc làm “một sớm một chiều”, mà cần có chiến lược “dài hơi”, kế hoạch cụ thể, tính khả thi cao. Mặc dù vậy, việc thực hiện các giải pháp của ngành chức năng cũng chỉ mang tính can thiệp; cốt lõi vẫn phải là sự thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi người dân, mỗi gia đình, nhất là các gia đình trẻ.
Ngày 2/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018 cho hơn 240 học viên là lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và cán bộ Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Ngày 3-10, Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phối hợp với Trung tâm tư vấn, đào tạo Công nghiệp - Thương mại thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2018 được tổ chức ngày 21/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời gian tới, phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội.
Thực phẩm hữu cơ, an toàn đối với sức khỏe con người đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, cùng với đó, việc ban hành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam được coi là nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện sản xuất, tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Khác với những dịp Tết trung thu trước đây, người tiêu dùng hiện đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc lựa chọn những mặt hàng đồ chơi trẻ em đạt chuẩn cho con trẻ.