Uy ban nhân dân tỉnh phú thọ
Sở khoa học và công nghệ
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ THỌ
ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ
sở khoa học và công nghệ
Thứ Hai, 29/10/2018
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Tương phản

Kết quả khoa học công nghệ đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng Nghề với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ


Cơ quan chủ trì
Trường Cao Đẳng Nghề Phú Thọ
Chủ nhiệm
Bùi Đức Tài
Cán bộ tham gia
Khổng Mạnh Tiến, Nguyễn Tuyến Bắc, Lê Thị Việt Hà, Phạm Thành Long, NGuyễn Thị Thanh Huyền,Phan Tất Thắng, Phạm Thị Lan Hương,Phan Thị Kim Thoa, Trần Văn Út, Lê Quốc Sơn,Trương Quang Minh
Mục tiêu

 - Đánh giá thực trạng đào tạo nghề liên kết với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

- Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề với một số doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


Kết quả thực hiện

              1. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2013

Quá trình điều tra, khảo sát 10 cơ sở dạy nghề và 20 doanh nghiệp với quy mô điều tra 540 người, đối tượng điều tra là lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên tại các cơ sở dạy nghề, lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân tại các doanh nghiệp. Nội dung điều tra khảo sát về ngành nghề đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, các loại nghề có khả năng liên kết đào tạo với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ quản lý, công nhân viên về liên kết đào tạo nghề, chất lượng đào tạo.

Từ quá trình điều tra, khảo sát có thể đánh giá thực trạng liên kết đào tạo nghề giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

Hiện nay, các trường và các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu vẫn đào tạo theo chỉ tiêu Nhà nước giao, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình. Mức độ gắn kết giữa các trường, các cơ sở đào tạo còn yếu. Một số trường đã thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh song chủ yếu vẫn mang tính đơn lẻ, không hệ thống. Hình thức chủ yếu là đưa học sinh - sinh viên đến thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp. Ngoài hình thức này ra còn có một số hình thức khác như mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại doanh nghiệp, hoặc mời cán bộ của doanh nghiệp tham gia các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với học viên hoặc cử giáo viên tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng do doanh nghiệp tổ chức. Phần lớn mối liên kết được thiết lập mang tính tự phát do nhu cầu của trường và doanh nghiệp, chưa có sự can thiệp của các cấp, các ngành liên quan. Việc ràng buộc liên kết giữa các trường và doanh nghiệp chưa có loại văn bản pháp quy tạo thành hành lang pháp lý rang buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, có thể thấy việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là hết sức cần thiết, tuy nhiên cho đến nay việc liên kết còn lỏng lẻo, chưa đồng bộ và kém hiệu quả.

Qua tổng hợp và phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng, có thể nhận thấy rằng quy mô và tiềm năng phát triển đào tạo nghề ở tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là rất lớn. Nhận thức của hiệu trưởng các trường nghề, cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp về vai trò của sự hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề là khá tốt.

Tuy vậy, các nội dung được triển khai trong hoạt động quản lý nhằm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở tỉnh Phú Thọ đang sử dụng là chưa thực sự thiết thực và hiệu quả. Trên thực tế, sự hợp tác này diễn ra một cách tự phát và hình thức, mức độ chưa cao, hệ quả của nó là chất lượng đào tạo nghề hiện nay chưa đáp ứng được so với nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề giữa trường Cao đẳng nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

a. Những nguyên tắc và giải pháp liên kết giữa trường với doanh nghiệp

- Một số nguyên tắc đề xuất giải pháp: Trên cơ sở lý luận, thực tiễn thì nguyên tắc đề xuất giải pháp liên kết giữa trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành đã chịu ảnh hưởng, sự chi phối của quy luật, điều kiện, quan điểm của doanh nghiệp và nhà trường.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Việc xây dựng các giải pháp, mô hình liên kết đào tạo phải đảm bảo tính mục tiêu, mang lại chất lượng, hiệu quả cho liên kết giữa trường và doanh nghiệp.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Việc xây dựng các giải pháp quản lý kết hợp đào tạo phải có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quản lý đào tạo nghề nhằm đảm bảo tính lịch sử, cụ thể.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống: Các giải pháp đề xuất được đặt trong mối quan hệ với các yếu tố trên, nên nó đảm bảo được tính toàn diện và tính hệ thống.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý đào tạo, của địa phương, của các bậc phụ huynh, của học sinh, và sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà trường.

b. Cơ sở xây dựng mô hình liên kết đào tạo nghề với một số doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Các giải pháp liên kết đào tạo:

+ Nâng cao nhận thức của nhà trường và doanh nghiệp trong vấn đề liên kết đào tạo: Nhà trường phải nhận thức được rằng để đào tạo ra được những học sinh có năng lực tốt, nhanh nhạy, linh hoạt và đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn của doanh nghiệp thì cần phải liên kết với doanh nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp cho học sinh đến thực hành nghề tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng phải nhận thức được lợi ích của việc liên kết đào tạo với Nhà trường sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm được những nhân viên thực sự có năng lực chuyên môn tốt.

+ Liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo: Dự báo nhu cầu về lao động của doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu về quy mô đào tạo; Nghiên cứu yêu cầu của doanh nghiệp đối với công nhân để xây dựng mục tiêu về chất lượng đào tạo; Chương trình đào tạo phải xây dựng gắn với thực tế công việc tại doanh nghiệp; Đổi mới phương pháp đào tạo, tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh tại doanh nghiệp.

+ Liên kết nhằm tăng cường nguồn nhân lực, tài lực, vật lực phục vụ đào tạo: Bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên và cán bộ quản lý; Tăng cường đầu tư trang thiết bị và tài chính cho công tác đào tạo.

+ Liên kết tổ chức quá trình đào tạo: Thực hiện liên kết quá trình tuyển sinh trong Nhà trường nhằm giúp Nhà trường chuẩn hoá đầu vào của học sinh; Thực hiện liên kết kiểm soát quá trình dạy và học; Liên kết tổ chức quá trình giao lưu cho học sinh với cựu học sinh; Liên kết kiểm soát quá trình tốt nghiệp của học sinh; Liên kết kiểm soát quá trình làm việc của học sinh sau khi ra trường.

+ Giải pháp liên kết phát triển công nghệ: Phát triển công nghệ bằng cách nghiên cứu khoa học, đây là một nhiệm vụ không thể thiếu bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy. Nghiên cứu khoa học sẽ bổ trợ những kiến thức mới cho công tác giảng dạy của nhà trường, giúp cho việc giảng dạy có chiều sâu chuyên môn, từ đó chất lượng đào tạo cũng tốt hơn. Về phía doanh nghiệp, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng năng lực cạnh tranh.

+ Liên kết về thông tin - dịch vụ: Liên kết các thông tin về đào tạo, thông tin tuyển dụng; Liên kết về dịch vụ như thành lập công ty cung ứng lao động hoạt động độc lập và là cầu nối giữa Nhà trường và doanh nghiệp.

- Mô hình liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

+ Khái quát mô hình: Doanh nghiệp sẽ đầu tư trang thiết bị, tổ chức các phân xưởng đào tạo để nhà trường và doanh nghiệp cùng sử dụng, cử kỹ sư và các công nhân có tay nghề cao cùng tham gia vào việc giảng dạy, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tham gia với nhà trường từ khâu hướng nghiệp đến quá trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thi tốt nghiệp. Đồng thời, tuyển dụng hoặc giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

+ Nội dung mô hình liên kết đào tạo: Liên kết về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình liên kết đào tạo; Liên kết về nhân lực và cơ sở vật chất; Liên kết trong quá trình tổ chức đào tạo; Liên kết cung cấp thông tin, dịch vụ và giải quyết việc làm sau đào tạo.

c. Kết quả tổ chức thực nghiệm mô hình liên kết đào tạo nghề giữa trường cao đẳng nghề với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Quy mô tổ chức: 15 giảng viên, cán bộ kỹ thuật tham gia tổ chức thực nghiệm mô hình; 35 học viên của 2 lớp thực nghiệm.

Địa điểm tại Công ty cổ phần Kim Quy, Công ty cổ phần LILAMA 3.4.

Nghề thực nghiệm: Hàn nâng cao.

Kết quả thực nghiệm: Chương trình đào, tạo nghề hàn nâng cao được xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia đến từ 2 công ty cổ phần Kim Quy và LILAMA 3.4 đã góp phần xác định rõ mục tiêu đào tạo về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nội dung chương trình đào tạo của từng môn học, mô đun đã nâng tỷ lệ thực hành, thực tập từ 70% lên 95%, bố cục nội dung đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi kỹ thuật của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp đã cùng với nhà trường lập danh mục máy móc, trang thiết bị vật tư thực hành để thực hiện đầy đủ các nội dung, mục tiêu chương trình đào tạo đã đề ra.


Thời gian
04/2014 - 09/2015
Kinh phí
Lượt xem: 92



BÀI VIẾT KHÁC
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 26/06/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Phong Châu” cho các sản phẩm bánh sắn của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Ngày 03/05/2024
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ
Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Xây dựng mô hình sản xuất bầu hữu cơ siêu nhẹ tự huỷ quy mô công nghiệp phục vụ sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 03/05/2024
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải 1 Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu Chứng nhận “Vải Hùng Long” cho sản phẩm vải chín sớm của xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững chè Shan tuyết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ngày 02/05/2024
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Nghiên cứu xây dựng phần mềm liên thông quản lý thuế hộ kinh doanh và cá nhân trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Ngày 09/04/2024
Lịch tiếp công dân Chung tay cải cách thủ tục hành chính Thông tin KHCN Điều tra nghiên cứu khoa học 2024 Kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN Nhiệm vụ KHCN đang tiến hành

Liên kết trang

PAKN đã trả lời

0

PAKN đang xử lý

0

PAKN từ chối xử lý

0