Ngày 18/10/2023, tại Hà Nội, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đối tác tổ chức Hội nghị “Kết nối tìm hiểu nhu cầu và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) về sở hữu trí tuệ”.
Hội nghị là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc khuôn khổ triển khai nhiệm vụ “Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST” thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025”. Hội nghị được tổ chức nhằm kết nối tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp KHCN, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong vực sở hữu trí tuệ (SHTT).
Tham dự Hội nghị có đại diện của các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp KHCN, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu tại khu vực phía Bắc, các tổ chức dịch vụ SHTT.
Ông Tạ Quang Minh, Viện trưởng Viện Khoa học SHTT phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Tạ Quang Minh, Viện trưởng Viện Khoa học SHTT cho biết, trên thế giới hiện nay 90% doanh nghiệp phát triển được quyết định bằng tài sản trí tuệ, cụ thể hơn là các quyền SHTT. Nếu muốn gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN thì con đường ngắn nhất là chú trọng phát triển tài sản trí tuệ. Có 3 dạng tài sản có giá trị nhất với doanh nghiệp là cơ sở dữ liệu khách hàng, công nghệ số, thông tin nghiên cứu và phát triển (R&D).
Theo ông Tạ Quang Minh, nghiên cứu năm 2021 của EPO&EUIPO cho thấy, các doanh nghiệp có sở hữu tài sản trí tuệ tạo ra doanh thu trung bình/người cao hơn 20% so với doanh nghiệp không sở hữu tài sản trí tuệ. Đối với doanh nghiệp có sở hữu tài sản trí tuệ, kết quả kinh doanh tăng 36% đối với sáng chế, 21% đối với nhãn hiệu, 32% đối với kiểu dáng công nghiệp. Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đại biểu tham dự đều cho rằng, đa số các doanh nghiệp Việt chưa chú trọng việc sử dụng, khai thác thông tin sở hữu công nghiệp (SHCN). Đặc biệt đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN; chưa nắm bắt được các giải pháp, đánh giá được công nghệ, thế mạnh để tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, chưa biết sử dụng công cụ khai thác thông tin SHCN (IPPlatform, IPVietnam...).
Toàn cảnh Hội nghị.
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia của Viện đã chia sẻ về các chủ đề: Thông tin SHCN đối với hoạt động khởi nghiệp ĐMST; Vai trò của SHTT và thông tin SHCN đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN; Đề xuất, khuyến nghị về việc sử dụng thông tin SHCN hiệu quả đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp; Công cụ khai thác thông tin SHCN phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST; Bên cạnh đó các đại diện đến từ doanh nghiệp đã chia sẻ về: Thực trạng và nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và doanh nghiệp KHCN trong lĩnh vực tư vấn về SHTT (Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại Vườn ươm, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp; Nhu cầu tư vấn pháp lý về SHTT của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, trường đại học, viện nghiên cứu).
Theo most.gov.vn
Các nhiệm vụ của Nghị quyết 57 được chia thành sáu hệ thống, với 30 sáng kiến đột phá, triển khai phần lớn trong giai đoạn 2025-2030.
Triển khai trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, người dân không chỉ là bước tạo cơ sở pháp lý, đổi mới mạnh mẽ bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà việc triển khai trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức nắm vững quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn theo từng cấp hành chính. Trên cơ sở đó, người dân có thể chủ động tra cứu, yêu cầu cung cấp dịch vụ công nhanh nhất, mọi lúc, mọi nơi - không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Chiều ngày 13/6/2025, Cục Đổi mới sáng tạo - Bộ khoa học và Công Nghệ tổ chức Hội thảo trực tuyến Hướng dẫn thu thập và cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2025.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động liên quan đến chuyển đổi số trong văn hóa nói chung và bảo tàng nói riêng được đẩy mạnh triển khai trên địa bàn tỉnh, giúp người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử tại bảo tàng. Nắm bắt xu thế, Bảo tàng Hùng Vương (Thành phố Việt Trì) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều giải pháp để chuyển đổi số toàn diện.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, trong đó có xây nhà máy chip, chế tạo vệ tinh, blockchain.
Đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo dựng vị thế bền vững trên thị trường.
Liên kết trang
0
2
0