Thực hiện Kế hoạch số 2318/KH-UBND ngày 26/6/2023 của UBND tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, gắn với việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp, người dân và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững; đảm bảo đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh.
3. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, tổ chức đại diện doanh nghiệp; giữa nhà nước, doanh nghiệp tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các cơ quan nhà nước phải luôn đồng hành với doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển; doanh nghiệp cần đề cao ý thức tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
a) Phát huy các kết quả đã đạt được trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian qua và kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác này.
b) Triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan đến doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ đến doanh nghiệp.
b) Duy trì phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp; triển khai các giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan, đặc biệt là về lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp.
- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường khảo sát, kịp thời đối thoại với doanh nghiệp nhằm xác định đúng và trúng những khó khăn, vướng mắc pháp lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
2. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật
a) Tăng cường tuyên truyền, quảng bá đối với các chương trình, sản phẩm, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý.
b) Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành; giữa sở, ngành với UBND các huyện, thành, thị; giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
c) Nghiên cứu đổi mới cách thức tiếp cận đối với doanh nghiệp và cách thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như: Chủ động hơn, đa dạng hóa các hình thức tiếp cận qua mạng xã hội, các kênh truyền thông; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. Triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp hoặc thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp các nội dung lĩnh vực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chi tiết kế hoạch: /Uploads/files/kh34.pdf
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức phiên họp đánh giá nền tảng Hệ thống quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia (STM) với các Sở KH&CN. Phiên họp được diễn ra dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Vướng mắc cơ chế tài chính trong việc sử dụng là nguyên nhân khiến quỹ phát triển khoa học công nghệ của DN tồn đọng hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần thiết phải gỡ điểm nghẽn để DN không ngại chi, sợ chi khoản quỹ này.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Xuân Định cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực KH,CN&ĐMST, với Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu liên tục tăng. Tuy nhiên, để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lan tỏa và tạo ra bước ngoặt, cần có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, với các chính sách và giải pháp đột phá tập trung vào ba lĩnh vực trọng yếu: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới.
Ở cấp độ một quốc gia hay một địa phương, vùng lãnh thổ, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là cơng cụ quản lý then chốt trong quá trình thực hiẹ̛n chính sách cơng, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và quản lý các thành tựu phát triển. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là mợt cơng cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc da̛n cũng như một địa phương, vùng lãnh thổ.