Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, việc liên kết sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã (HTX) là xu thế tất yếu. Liên kết giúp các HTX mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, ổn định kinh tế cho các hộ thành viên, góp phần tích cực thực hiện tiêu chí 13 trong xây dựng nông thôn mới, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp.
HTX chế biến chè Ngọc Anh, xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn mở rộng liên kết, tiêu thụ chè búp tươi ổn định cho nông dân trên địa bàn xã.
- Nông dân xã Địch Quả cơ giới hóa trong việc thu hái chè.
Thực hiện tiêu chí 13 trong chương trình xây dựng nông thôn mới về tổ chức sản xuất là nền tảng để thực hiện nhiều tiêu chí khác và quan trọng hơn là gắn sản xuất với tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản. Tiêu chí 13 gồm 2 chỉ tiêu đó là: Xã có HTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012; xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Toàn tỉnh hiện có trên 370 HTX đang hoạt động, trong đó HTX nông nghiệp là 265 HTX. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 130 xã đạt tiêu chí 13, nhiều HTX đã khẳng định được vai trò là cầu nối với doanh nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ.
Trong kinh tế thị trường hiện nay, để sản xuất nông nghiệp bền vững, HTX phải “đứng mũi chịu sào”, đại diện cho các thành viên ký hợp đồng sản xuất bao tiêu với doanh nghiệp, tổ chức kiểm soát quy trình kỹ thuật theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nông sản. Qua đó, HTX sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp có vai trò tích cực trong việc giảm chi phí sản xuất - tiêu thụ, ổn định và mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh, nâng hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và thu nhập của các hộ thành viên.
Khác với mô hình cũ, HTX kiểu mới hoạt động nhằm mục đích tập trung mang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của thành viên. Hiện nay, nhiều HTX đã thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, chú trọng thiết lập mối liên kết sản xuất, kinh doanh. Việc liên kết sản xuất là yêu cầu tất yếu, khách quan phù hợp với quy mô, tính chất cạnh tranh của nền kinh tế, tạo chuỗi giá trị sản phẩm theo chiều tăng dần, bền vững, gắn sản xuất với tiêu thụ. Mô hình này tập trung tiếp cận bài toán kinh tế theo hướng tăng giá trị và lợi nhuận trên cơ sở giảm được giá thành đầu vào chứ không trông chờ vào Nhà nước như trước đây. Sự kết hợp giữa doanh nghiệp, HTX và nông dân giúp chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất, tăng thu nhập cho bà con và hạn chế tình trạng thương lái ép giá.
Sự bị động, thiếu vững chắc thị trường đầu ra và “điệp khúc” được mùa rớt giá với nhiều hệ lụy tiêu cực cho người nông dân đòi hỏi phải đổi mới nhận thức, tổ chức lại hoạt động tiêu thụ nông sản và tăng cường vai trò HTX trong tiêu thụ nông sản. Trên địa bàn tỉnh, do vẫn còn tình trạng sản xuất tự phát, không có đầu ra nên có thời điểm nhiều nông sản như khoai tây, bắp cải, lợn thịt… rớt giá thê thảm, sản phẩm bán ra không đủ thu hồi vốn. Vì vậy, tăng cường vai trò của HTX nông nghiệp trong tiêu thụ nông sản là nguyện vọng và lợi ích của nông dân, cũng là động lực để phát triển các HTX nông nghiệp kiểu mới và nền nông nghiệp thời kỳ hội nhập.
Có đầu ra ổn định, thành viên HTX dịch vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã tích cực trồng các loại rau theo mùa vụ, đảm bảo cung ứng cho thị trường.
HTX dịch vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao có gần 60 hộ trồng rau an toàn với tổng diện tích gần 4ha, theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ mở rộng diện tích này lên quy mô 20ha. HTX đã năng động trong tìm đầu ra cho sản phẩm, phối hợp tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm rau an toàn Tứ Xã tới nhà hàng, bếp ăn tập thể, siêu thị. Qua hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm, HTX đã ký kết hợp đồng cung ứng các sản phẩm rau an toàn với một số nhà hàng trên địa bàn huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì; cung cấp rau cho công ty VinEco. Qua việc tìm đầu ra cho sản phẩm đã nâng giá trị sản phẩm gấp 1,5 đến 2 lần, hình thành mối liên kết giữa người sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị cùng đảm bảo chất lượng, đầu ra ổn định.
Tại huyện Yên Lập có 24 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung, các HTX thực hiện tốt vai trò đảm bảo các dịch vụ đầu vào trong sản xuất, một số HTX đã hình thành mối liên kết trong sản xuất. Ông Đào Kim Phương – Phó trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết: Trên địa bàn huyện một số HTX đã bước đầu gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Điển hình như HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lung đã tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm và thu mua sản phẩm của nông dân, đóng gói và xuất bán. HTX sản xuất kinh doanh chè Lương Sơn ký hợp đồng bán sản phẩm chè búp tươi với Công ty chè Phú Hà, giúp đầu ra ổn định. Tiềm năng về nông nghiệp của Yên Lập khá lớn, huyện luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX chủ động liên kết với doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho nông sản.
Thực tế cho thấy, chỉ khi nào HTX ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để làm các dịch vụ cung ứng, chế biến tiêu thụ nông sản và thực hiện trọn gói hoạt động đầu vào - đầu ra thì HTX mới mang lại nhiều lợi ích cho cho thành viên HTX và nông dân. Nhiều HTX trên địa bàn tỉnh chưa tham gia được dịch vụ tiêu thụ nông sản vì nhiều lý do khác nhau. Một số HTX có tham gia dịch vụ này thì cũng chỉ ở mức độ, quy mô rất hạn chế do sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao.
Nguyên nhân chính là các HTX chưa tiếp cận và huy động được nguồn vốn, cán bộ quản lý HTX còn yếu trong hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hay tìm kiếm thị trường để phát triển. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu về sản xuất tập trung; việc cơ giới hóa, bảo quản sau thu hoạch còn thiếu.
Hoạt động tiêu thụ nông sản đòi hỏi năng lực, trách nhiệm và kinh nghiệm thị trường cao, vì vậy, cần xây dựng và hoàn thiện mô hình các HTX nông nghiệp theo đúng chuẩn mực và quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012; tăng cường hỗ trợ các HTX nâng cao nhận thức, phản ứng thị trường, năng lực quản trị, đàm phán, xây dựng và quảng bá thương hiệu, duy trì quan hệ đối tác. Đồng thời xây dựng HTX gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Ngày 2/10, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ Thông tin và Truyền thông cơ sở năm 2018 cho hơn 240 học viên là lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và cán bộ Đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Ngày 3-10, Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh phối hợp với Trung tâm tư vấn, đào tạo Công nghiệp - Thương mại thuộc Viện nghiên cứu chiến lược chính sách, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 cho lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2018 được tổ chức ngày 21/9, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong thời gian tới, phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội.
Thực phẩm hữu cơ, an toàn đối với sức khỏe con người đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng, cùng với đó, việc ban hành tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam được coi là nỗ lực rất lớn của cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện sản xuất, tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ trong và ngoài nước.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Khác với những dịp Tết trung thu trước đây, người tiêu dùng hiện đã có nhận thức rõ ràng hơn về việc lựa chọn những mặt hàng đồ chơi trẻ em đạt chuẩn cho con trẻ.